Trật tự xây dựng làm "nóng" hội trường kỳ họp HĐND Hà Nội

 
Chưa bao giờ vấn đề sai phạm trong lĩnh vực xây dựng lại nóng bỏng như thời điểm hiện nay, đến mức nó cũng là “chủ đề” chất vấn của đại biểu trong kỳ họp HĐND thành phố. Lãnh đạo TP. Hà Nội khẳng định, “lập lại trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm”…
[links()]Ngay sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Những công trình mặt phố xây dựng bất thường”, phản ánh ít nhất có 8 công trình “quy mô” nhưng xây dựng “không phù hợp với cảnh quan và nội dung giấy phép” tại quận Hai Bà Trưng, cơ quan chuyên môn của Hà Nội đã vào cuộc, bước đầu xác minh cho thấy 7 công trình xây dựng sai phép, có công trình xây dựng vượt từ 3 đến 4 tầng.
Chưa bao giờ vấn đề sai phạm trong lĩnh vực xây dựng lại nóng bỏng như thời điểm hiện nay, đến mức nó cũng là “chủ đề” chất vấn của đại biểu trong kỳ họp HĐND thành phố. Lãnh đạo TP. Hà Nội khẳng định, “lập lại trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm”…
Ngôi nhà gây xôn xao dư luận vì vi phạm trật tự xây dựng
Ngôi nhà gây xôn xao dư luận vì vi phạm trật tự xây dựng
Tại Tp. HCM, dự án đảo Kim Cương do Cty CP bất động sản Bình Thiên An làm chủ đầu tư với các sai phạm được gọi là “cực lớn” khi xây vượt 1-2 tầng mỗi block với tổng diện tích xây dựng trái phép là 2.899,6 m2. 
Riêng ở Hà Nội, chỉ một thời gian ngắn, hàng loạt công trình sai phép mọc lên nhiều nơi trên địa bàn. Mức độ nóng bỏng của việc chấp chính nghiêm túc trong khâu quản lý của cơ quan nhà nước và ý thức chấp hành của công dân đối với công trình, ở góc độ nào đó được thể hiện khi thành ủy và UBND Tp. Hà Nội liên tiếp ban hành các văn bản xử lý quyết liệt các sai phạm. 
Giữa Thủ đô, “nhức nhối” nhất vẫn là công trình được cấp phép 9 tầng nhưng chủ đầu tư đã xây lên tầng 13 tại địa chỉ 55 Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm). Tại quận Hai Bà Trưng, phường Bùi Thị Xuân ban đầu đã xác định trong 8 công trình cấp phép, thì có đến… 7 công trình vi phạm. Trong đó, toà nhà ở số 19 Triệu Việt Vương được phép xây dựng chín  tầng thì xây lên 12 tầng, diện tích vi phạm 1.055,7m2. Công trình tại 135-137 Bùi Thị Xuân duyệt 10 tầng nhưng xây lên 14 tầng, diện tích xây dựng vi phạm 1.887,2m2.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, tại hội nghị giao ban của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với các sở ngành, quận huyện về quản lý trật tự xây dựng (ngày 26/6), nói rằng, mỗi mét vuông xây dựng sai mang lại hàng chục triệu đồng, xây sai hàng nghìn mét vuông đem lại lợi nhuận cả tỉ đồng. Những mét vuông sai phạm đó, nếu cho tồn tại thì chủ đầu tư chỉ cần dùng 30% số lợi nhuận đó để chạy và hối lộ. Ông lo lắng, điều đó “sẽ làm hư hỏng cán bộ”.
Thẳng thắn mà nhìn nhận, những đơn vị tham mưu cho cấp trên, trong trường hợp ở Hà Nội, tại công trình 55 Bà Triệu được xác định là Sở Xây dựng, lại quá ưu ái cho chủ đầu tư.
Ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội – nói, dù Sở Quy hoạch - kiến trúc chấp thuận cho công trình có hai tầng phía ngoài cao 10,35m, lớp công trình phía trong lùi vào 6m và cao 31,4m, nhưng Sở Xây dựng đã cấp phép quy mô ba tầng hầm, chín tầng nổi cộng thêm tum thang, không có khoảng lùi với chiều cao công trình là 31,4m, diện tích sàn xây dựng là 688m2. Và chủ đầu tư thực tế đã xây dựng đến 14 tầng, tức vượt bốn tầng so với giấy phép…
Nhiều “con số” sai phạm tại một công trình cụ thể như ở 55 Bà Triệu, dường như thấy rõ hơn sự buông lỏng quản lý hoặc cố tình ngó lơ cho sai phạm. Trong khi đó, một cán bộ thanh tra xây dựng cấp quận tại Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, khi xây dựng, thì “bọn anh là đoàn đầu tiên xuống kiểm tra nhà chú. Quy trình, chú sẽ tiếp bốn đoàn kiểm tra nữa đến đây”.
Cụ thể, ngoài cán bộ của phòng xây dựng, chủ nhà sẽ phải “tiếp” công an khu vực (kiểm tra tạm trú của thợ xây), cán bộ thuế của phường, thanh tra đô thị (nếu công trình tập kết vật liệu nằm ở mặt đường), thanh tra xây dựng phường.
Không bỗng dưng những công trình sai phép giữa thủ đô lại ngang nhiên tồn tại, hoặc bị phát hiện khi sự việc đã rồi. Việc “cắt ngọn” “sai đâu xử đó”, “kiên quyết xử lý” là những cụm từ dường như quen thuộc mỗi khi sự việc được phát hiện. Cũng không thể trách, khi dư luận hay dùng từ là “con voi chui lọt lỗ kim” khi “bình” về trách nhiệm quản lý của đơn vị chức trách.
Ở “đảo Kim Cương”, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo phải có hình thức “xử phạt nghiêm” đối với chủ dự án cũng như đơn vị thi công. Còn tại Hà Nội, người đứng đầu UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã “lệnh” cho Chủ tịch UBND các quận huyện thực hiện đợt “tổng tiến công” thanh tra, kiểm tra xử lý các công trình vi phạm, báo cáo TP ngay trong quý 3/2012. Không chỉ thanh tra các công trình sai phạm, ông Thảo còn yêu cầu phải thanh tra chính các cán bộ để cho công trình sai phạm. 
Hơn lúc nào hết, người dân đang chờ sự ra tay quyết liệt và có hiệu quả trong việc “chặt ngọn” công trình sai phép cũng như “chế tài” đối với cán bộ có trách nhiệm để xảy ra sai phạm…

Nhóm PV Kinh tế- Pháp luật 

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.