Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tăng cường 'sức đề kháng' cho công nhân trước biểu hiện tiêu cực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tăng cường 'sức đề kháng' cho công nhân trước biểu hiện tiêu cực
Cần chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, tăng cường sức đề kháng cho công nhân, người lao động trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội diễn ra Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Đây là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. 

Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, được Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn gắn liền với những chặng đường vẻ vang của dân tộc. 

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019), sáng 20/7, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật 90 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu năm 2019 và 10 cán bộ công đoàn nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng, ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả, đóng góp tích cực của phong trào công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động của tổ chức công đoàn trên cả nước thời gian qua; chúc Tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, đặc biệt là việc trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất cho 10 cán bộ công đoàn có nhiều sáng kiến, sáng tạo, giải pháp đổi mới trong hoạt động công đoàn; biểu dương, tôn vinh 90 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn từ gần 130 nghìn công đoàn cơ sở trên toàn quốc, với những việc làm cụ thể, thiết thực đem lại lợi ích cho người lao động, góp phần vào sự phát triển chung của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn các cấp trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; mong muốn các cán bộ công đoàn được trao tặng Giải thưởng và tuyên dương lần này tiếp tục cố gắng phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của mình và trong hoạt động công đoàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới nhằm tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.

Theo đó, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở cần chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động; tập trung tuyên truyền, giáo dục, giúp công nhân, viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc hơn nữa về Đảng, về tổ chức công đoàn, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; giáo dục, phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức chính trị của công nhân. 

Ngày nay, thước đo lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của công nhân, người lao động chính là không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, lao động cần cù, sáng tạo, để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, không ngừng phấn đấu vì việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi công nhân, vì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, sự phồn vinh của đất nước.

Bên cạnh đó, cần chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, tăng cường sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, tổ chức công đoàn các cấp cần thường xuyên quan tâm chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên và thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, coi đây là điểm then chốt để thu hút đông đảo người lao động tự nguyện tham gia công đoàn, luôn ủng hộ, gắn bó và tin tưởng vào tổ chức công đoàn.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở cần am hiểu pháp luật, nắm vững các chế độ, chính sách đối với người lao động; có kỹ năng thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể, chủ động tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh, cán bộ công đoàn các cấp cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức, phương thức và hiệu quả hoạt động, phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, thích ứng với tình hình thực tế nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

10 cán bộ công đoàn được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất gồm các ông, bà: Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Trần Danh Chức, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh; Vũ Tiến Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Công đoàn Công Thương Việt Nam; Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLD tỉnh Bình Dương; Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng; Trương Văn Hiền, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang; Tôn Kim Thúy, Chủ tịch LĐLD huyện Văn Lâm, Hưng Yên; Trương Văn Tuyên, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Hyundai Thành Công Việt Nam; Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.