“Tiền Nhà nước không thể tiêu như tiền doanh nghiệp tư nhân”

"Phải có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, phải có quyền kiểm soát, quyền thanh tra, quyền làm tất cả mọi việc đối với doanh nghiệp và thường xuyên phải báo cáo, xin ý kiến chứ không phải là tiền của Nhà nước lại tiêu giống như tiền của doanh nghiệp tư nhân", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh nói xung quanh vấn đề đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế khó khăn, ngành ngành, nhà nhà đều phải “thắt lưng buộc bụng”. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thắt chặt quá cũng gây những ảnh hưởng nhất định. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh đã làm rõ hơn những vấn đề liên quan.

Công khai vốn ngân sách nhà nước

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm đầu tư công quá mức trong thời gian qua khiến nhiều công trình, dự án phải dừng thi công gây thất thoát, lãng phí. Thực tế của vấn đề này ra sao, thưa Bộ trưởng?

- Do đầu tư của chúng ta giảm đi so với giai đoạn trước, trước nhu cầu ngày càng tăng lên của các bộ, ngành, các địa phương cho nên thực tế có nhiều công trình, dự án mà đã bố trí trước đây dàn trải thì bây giờ không đủ tiền để tiếp tục bố trí cho đủ.

Hai nữa là chúng ta thực hiện Chỉ thị 1792 (về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ- PV), tức là tập trung khắc phục đầu tư dàn trải cho nên Chính phủ chỉ đạo kiên quyết tập trung công trình nào hoàn thành công trình đó đưa vào sử dụng. Còn lại công trình nào có thể giãn, hoãn được thì giãn, hoãn để lại giai đoạn sau.

Cần phải thấy rõ nếu tiếp tục dâng đầu tư công lên thì làm nợ công tăng lên, Chính phủ trình Quốc hội thôi đành phải cắt đi và cũng chi ít đi, áp lực đối với chúng tôi cũng rất lớn vì trong khi các công trình đã dàn trải, đã làm dở dang rồi mà bị đột ngột cắt thì chắc chắn sẽ khó khăn. Vấn đề là nếu có nhiều tiền mà không cắt giảm thì quá tốt…

Vậy, trong lúc này, tái cơ cấu đầu tư công có phải là giải pháp tối ưu?

- Hiện nay, chúng tôi đang tập trung rất nhiều việc trong tái cơ cấu đầu tư công. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chúng ta sẽ công khai, minh bạch. Chẳng hạn tổng số trong 3 năm tới là từng này, 5 năm tới là từng này, của các địa phương cộng vào là từng này và cần sử dụng nó một cách khoa học. Các Bộ trưởng, các Chủ tịch UBND địa phương biết tổng số vốn mình có trong một nhiệm kỳ của mình thì sử dụng cho hiệu quả, không bố trí dàn trải. Chúng tôi sẽ giám sát theo chỉ đạo của Chính phủ và của Quốc hội.

Thứ hai, phải nhanh chóng mở ra một nguồn lực khác, đó là huy động các nguồn lực từ tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Đấy là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng đầy khó khăn. Chúng tôi đã và đang tích cực hoàn thiện những nghị định, sửa đổi Nghị định 108 hướng dẫn về đầu tư trong đó có hình thức BOT, BT, BTO v.v… Những hình thức này mặc dù vừa qua đã được áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa như mong muốn…

Thứ ba, chúng tôi kêu gọi được Ngân hàng phát triển châu Á sẽ dự kiến tài trợ 20 triệu USD để làm quỹ hỗ trợ cho việc thử nghiệm xây dựng các đề án, cơ chế chính sách trong việc này và AFD - cơ quan phát triển Pháp sẽ dự kiến tài trợ cho quỹ này 8 triệu EUR nữa. Song hành, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 71 năm 2010 về quy chế thí điểm thực hiện PPP (mô hình hợp tác công- tư - PV) để tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý, nhanh chóng tạo sự hấp dẫn và minh bạch, rõ ràng.

Phải có người chịu trách nhiệm chính, có quyền kiểm soát, thanh tra…

Trong khi nhiều công trình, dự án đang khát vốn thì lại có tình trạng đầu tư dàn trải. Giải quyết vấn đề này, Bộ KH-ĐT cũng đã làm quyết liệt nhưng phải chăng là chưa triệt để?

- Nói như vậy tôi thấy hoàn toàn đúng. Bởi vì căn cơ của vấn đề dàn trải là rất sâu xa. Theo tôi, địa phương cũng đang chịu áp lực rất lớn, 63 tỉnh, thành phải phát triển kinh tế - xã hội trong khi điều kiện mỗi địa phương rất khác nhau, thu thuế rất ít cho nên mọi người đều phải làm hết sức mình, trong khi đó nguồn lực của mình không đáp ứng được nên dẫn đến dàn trải. Vậy, có nhiều vấn đề phải xử lý.

Vấn đề về tư duy kinh tế, nếu không triệt để được vấn đề này thì địa phương nào cũng muốn có cả, địa phương nào cũng muốn có khu công nghiệp. Có Bí thư trao đổi với tôi là nếu tôi không làm mà tất cả lại nhường cho ông bên cạnh làm khu công nghiệp, khu kinh tế thì ông ấy thu ngân sách, tôi làm bán nguyên liệu cho ông ấy thì tôi lại bị chê trách không hoàn thành nhiệm vụ, dân nghèo, thu ngân sách không được, cơ cấu không chuyển dịch được.

Thế nên ông ta làm tôi cũng phải làm, phải cạnh tranh. Tôi nghĩ họ nói đúng, đấy là trách nhiệm Đảng, Nhà nước giao cho và có luật hẳn hoi nên họ cố gắng làm. Những vấn đề sâu xa như vậy cần đổi mới tư duy kinh tế sâu hơn rất nhiều

Tuy nhiên, chúng ta không thể làm mọi việc trong một lúc được mà chúng ta phải làm dần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đầu tư dàn trải sẽ dẫn đến lãng phí, trong đó có đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này có phải do chưa rõ trách nhiệm quản lý, thưa Bộ trưởng?

- Vấn đề này, tôi cũng thấy rất xót xa và rất trăn trở. Chúng tôi thấy dẫu luật này, luật kia chưa thật hoàn thiện, mỗi một kỳ chúng ta nhìn nhận vấn đề khác nhau, nhưng về cơ bản hệ thống pháp luật đã rõ, kể cả  trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Những sai phạm vừa rồi phần lớn liên quan tới bản chất con người. Người ta biết luật pháp luật thế, nhưng người ta cố tình làm như vậy. Tôi nghĩ ngoài vấn đề hoàn thiện thể chế thì quan tâm đến phẩm chất đội ngũ cán bộ, những người trực tiếp đụng chạm đến tiền, hàng là vấn đề rất quan trọng. Cố tình vi phạm thì pháp luật phải xử lý.

Vấn đề tiếp theo là Chính phủ đang quyết tâm làm sao để làm rõ đại diện chủ sở hữu ở doanh nghiệp là ai, dự kiến là bộ chủ quản chuyên ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về các doanh nghiệp thuộc bộ mình quản lý. Đấy là định hướng mà hiện nay Chính phủ đang thảo luận. Quan trọng là phải có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, phải có quyền kiểm soát, quyền thanh tra, quyền làm tất cả mọi việc đối với doanh nghiệp và thường xuyên phải báo cáo, xin ý kiến chứ không phải là tiền của Nhà nước lại tiêu giống như tiền của doanh nghiệp tư nhân.

Chưa đủ chế tài quản lý.

Một trong những bất cập trong đầu tư công hiện nay có phải do phân cấp quá mạnh?

- Vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù phân cấp nhưng chúng ta chưa có đủ chế tài để quản lý, tức là phân cấp cho các địa phương bố trí tổng vốn như vậy và địa phương có quyền quyết định từ nhóm A cho đến nhóm C, có nghĩa là nhóm lớn nhất cũng vẫn không cần báo cáo ai cả. Quốc hội và Chính phủ chỉ làm những công việc thuộc Nghị quyết 49 thôi. Đó là những công trình từ 35.000 tỷ trở lên thì xem xét còn dưới mức đó đều do các bộ, ngành và các địa phương quyết định hết, cho nên sửa đổi, bổ sung, to hay bé đều do địa phương quyết định hết, trung ương không quản lý việc này. Hai nữa là chưa có chế tài để giám sát việc này một cách chặt chẽ cho nên giao xong thì trong quy định là có báo cáo lại nhưng thực tế Bộ kế hoạch và đầu tư cũng không nhận được nhiều lắm các báo cáo.

Nhưng có quan điểm cho rằng thực chất tất cả các dự án đầu tư đều được quyết định từ trung ương, không phải địa phương quyết định. Đầu tư công là một sản phẩm của cơ chế xin - cho, trong đó cả hai phía xin và cho đều có lợi ích chung và lợi ích nhóm. Vì thế dẫn đến tình trạng chạy vốn, chạy dự án một cách quyết liệt giữa các địa phương?

- Chỉ thị 1792 đã khắc phục nhiều bất cập. Chẳng hạn quy định địa phương phải hỏi ý kiến trung ương xem có thể hỗ trợ cho dự án này được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu ngân sách địa phương. Nếu lo được đủ mới ký, nếu không được là không ký, nếu ký mà thất thoát, công trình kéo dài thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm kể cả về mặt pháp luật.

Hai, sẽ giao tổng cục và giao luôn cho cả 5 năm, tới nay sẽ làm kế hoạch 5 năm, trước mắt làm luôn 3 năm 2013 - 2015 sẽ giao luôn tất cả số vốn trung ương có thể có cho địa phương. Vậy các địa phương sẽ biết trong 3 hoặc 5 năm tới tổng số vốn mình có từng này, cộng với với nguồn của địa phương mình thì mình có bao nhiêu? Như vậy anh chọn cái gì làm và phải làm tập trung. Như vậy 3 năm hoặc 5 năm liền giao một cục luôn và khi giao một cục thì cũng không có chạy.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!                                                         

Bình An (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: VGP

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

(PLVN) - Theo Bộ Quốc phòng, để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong tình hình mới thì quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay về độ tuổi gọi nhập ngũ và tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy là phù hợp.

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.