Thủ tướng trả lời phỏng vấn Bloomberg về quan hệ hợp tác Việt-Mỹ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg. Ảnh: Bloomberg
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg. Ảnh: Bloomberg
Nhân chuyến thăm chính thức tới Hợp chúng quốc Hoa Kỳ từ ngày 29-31/5 theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 27/5 về quan hệ giữa hai nước.

- Xin Ngài cho biết mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ lần này và thông điệp của Ngài tới Chính quyền Trump?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhận lời mời của Tổng thống Donald Trump, tôi sẽ cùng Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ và hội đàm với ngài Tổng thống vào ngày 31/5/2017 tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Trên cơ sở triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, các nước lớn và chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, chuyến thăm lần này của tôi nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trong thời gian tới, trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế.

Tôi chuyển đến Tổng thống Donald Trump và nhân dân Hoa Kỳ thông điệp của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam là chúng tôi nhất quán coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, sẵn sàng hợp tác với Chính quyền Tổng thống Donald Trump phát huy các thành quả đáng tự hào của 20 năm quan hệ ngoại giao, và đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và con đường phát triển của nhau; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.

- Việt Nam có kế hoạch trao đổi về hiệp định thương mại mới với Hoa Kỳ không?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, sau đó hai bên tiến hành đàm phán và ký kết nhiều thoả thuận kinh tế. Các thỏa thuận này đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, quá trình cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như góp phần hỗ trợ Việt Nam tham gia tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, hai bên đã tái khởi động Cơ chế hợp tác theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hiện tại các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ đang tích cực trao đổi, hoàn thiện cơ chế hợp tác thương mại theo hướng hiệu quả, thuận tiện và đôi bên cùng có lợi.

Với chính sách chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia sâu vào các liên kết kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó có 15 thành viên của G20. Với tinh thần trên, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, về các hình thức hợp tác mới phù hợp nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế-thương mại trên cơ sở công bằng, cùng có lợi. Đồng thời sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh-đầu tư trong nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ, làm ăn tại Việt Nam.

- Xin Ngài cho biết tầm quan trọng của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ kinh tế là một trong những điểm sáng, là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Do hai nước có nền kinh tế bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp, quan hệ thương mại giữa hai nước gia tăng liên tục và nhanh chóng, từ mức 500 triệu USD năm 1995 lên gần 50 tỷ USD năm 2016, mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu nhiều hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng vốn cao từ Hoa Kỳ và xuất khẩu nhiều mặt hàng Hoa Kỳ không còn sản xuất. Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 8 tại Việt Nam với 815 dự án có tổng vốn đăng ký trên 10 tỷ đô la.

Tuy nhiên, tôi cho rằng quan hệ này còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên; còn rất nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng-dầu khí, kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo, du lịch v.v… Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng trên toàn cầu, các nội dung hợp tác kinh tế khác về khoa học-công nghệ, thúc đẩy sáng tạo trong kỷ nguyên số, v.v… là những lĩnh vực hai bên có thể khai thác hơn nữa.

Tôi khẳng định, hai bên còn rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, nâng cao tăng trưởng và tạo việc làm cho cả hai quốc gia. Đây cũng là một trong những chủ đề trọng tâm mà tôi sẽ trao đổi với Tổng thống Donald Trump. Trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng trị giá hàng chục tỷ đô la.

- Ngài có suy nghĩ gì trước quan điểm cho rằng Hoa Kỳ và các nước khác đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi cho rằng tự do hóa thương mại, hội nhập và liên kết kinh tế vẫn là xu thế chủ đạo tại châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Minh chứng cho điều này là rất nhiều sáng kiến liên kết đã và đang được triển khai mạnh mẽ ở cấp độ khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Có thể thời điểm này, việc theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại đa phương như TPP chưa được Hoa Kỳ ưu tiên. Chúng tôi tôn trọng quyết định của Hoa Kỳ, nhưng tôi tin là xu thế tự do hóa, liên kết kinh tế vẫn được Hoa Kỳ thúc đẩy trong các thỏa thuận song phương.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở cao trong khu vực (kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm hơn 170% GDP), có quan hệ kinh tế thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký kết và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương với 59 đối tác, trong đó có các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Về đa phương, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động tham gia các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại hàng đầu trong khu vực và liên khu vực, nổi bật là Cộng đồng ASEAN năm 2015 và chủ trì tổ chức Năm APEC Việt Nam 2017. Chúng tôi nhất quán và kiên trì tiến trình hội nhập quốc tế đi đôi với đẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững.

Trong thời gian tới, các nước cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế nhằm tận dụng tối đa lợi ích do toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực có thế có từ quá trình này. Với Hoa Kỳ, dù tiến trình liên kết kinh tế trong khu vực và trên thế giới diễn biến thế nào, Việt Nam vẫn nhất quán tăng cường hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp hai nước.

Tôi mong rằng Hoa Kỳ sẽ phát huy hơn nữa các hoạt động hợp tác của mình, nhất là về kinh tế thương mại, đóng góp vào thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.