Thủ tướng: Chỉ một số nơi ở Hà Nội cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16

(PLVN) - Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống đã triển khai.

Sau khi nghe TP Hà Nội báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại va chạm trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 22/4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 22/4.

Đồng ý với các biện pháp nới lỏng thận trọng của Ban Chỉ đạo Trung ương đã đề xuất, Thủ tướng nêu rõ: “Hà Nội là địa phương có nguy cơ, nhưng một số nơi ở Hà Nội có nguy cơ cao như Mê Linh; Hạ Lôi... cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Chủ tịch UBND TP Hà Nội có quyết định để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 ở các nơi nói trên. Với các nơi còn lại ở Hà Nội và các tỉnh thành khác cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung báo cáo Thủ tướng, trong thời gian qua, cơ bản người dân trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đặc biệt là Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như hướng dẫn, chỉ đạo Trung ương và của Bộ Y tế. Ý thức về phòng chống dịch được người dân thực hiện đầy đủ.

Về khả năng xét nghiệm (cả test nhanh và xét nghiệm PCR) đến nay TP có thể thực hiện được từ 5.000 - 6.000 mẫu/ngày.Thực hiện công tác truy vết để khoanh vùng dập dịch, Hà Nội đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý toà nhà cho đến tổ dân phố, đến tất cả các trạm y tế, mỗi xã, phường, thị trấn khi có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị có thể tự trao, thông tin với nhau mà không cần phải họp nên công tác quan trọng này được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo Thường trực Chính phủ.
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo Thường trực Chính phủ.

TP cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc cách ly những trường hợp đi từ nước ngoài về trên địa bàn. Đối với những trường hợp đã khỏi bệnh, TP vẫn yêu cầu cách ly tại nhà ngày theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng các trường hợp này đều có bản cam kết tự nguyện tiếp tục cách ly đủ 30 ngày.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thực tế trên địa bàn TP từ khi diễn ra dịch (từ ngày 6/ 3) đến nay, qua kinh nghiệm thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế, Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc việc xác minh, khoanh vùng và xét nghiệm. Ở Hà Nội Nội nổi lên có 2 ổ dịch lớn liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và ở thôn Hạ Lôi.

Đối với ổ dịch dịch Bệnh viện Bạch Mai, đến nay đã qua 14 ngày không phát hiện các ca mới. Về ổ dịch Hạ Lôi, TP đã khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn, từ ngày 8-12/4, TP đã lấy xét nghiệm toàn bộ 12.000 trường hợp và phát hiện một số trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.

Liên quan đến vấn đề thời gian học sinh đi học trở lại mà dư luận đang quan tâm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội báo cáo, TP đưa ra kịch bản dự kiến: Các trường từ bậc PTTH đến bậc đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tất cả các thôn xung quanh hoặc tất cả những người có liên quan đến chợ hoa Mê Linh đều được TP xác minh (khoảng 1.700 người) và lấy mẫu xác minh. 

“Nếu như tính toán như Ban Chỉ đạo quốc gia mà ca cuối cùng Hà Nội phát hiện và công bố vào ngày 14/4 thì đến nay được 8 ngày. Nhưng nếu tính từ ngày Hà Nội phát hiện ổ dịch Hạ Lôi Mê Linh và đã đưa vào cách ly toàn bộ thôn này thì từ 17/4 đến nay đã qua 14 ngày Hạ Lôi không có ca nhiễm bệnh mới”, Chủ tịch UBND TP nói.

Từ tình hình thực tiễn, thời gian vừa qua, TP Hà Nội chỉ có 2 báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, 01 báo cáo của Ban Thường vụ đã đề xuất thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 30/4. Theo đó, TP cũng phát hiện ca bệnh phức tạp có liên quan đến địa bàn Bắc Ninh và số công nhân đi lại của Samsung. Ngoài ra là việc phát hiện thêm ca bệnh không có biểu hiện bề ngoài tại huyện Thường Tín.

Đến nay, TP đã xét nghiệm toàn bộ những người có liên quan, kết quả đều âm tính. Các trường hợp F1 đến ngày 28/4 sẽ cho về nhà. Các đối tượng F2 cũng đang được quản lý chặt chẽ tại nhà, cộng đồng dân cư. 

Ban Chỉ phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP cũng đã xin ý kiến của Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, sáng 22/4, Ban Chỉ đạo TP Hà Nội tiếp tục có công văn gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia đề xuất Hà Nội vào xếp vào nhóm có nguy cơ.

Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP, nếu được Thủ tướng quyết định trong trường hợp này, cũng tương tự như trước 1/4, Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động đối với tất cả các dịch vụ thể thao và các dịch vụ văn hóa, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử đến hết 1/5.

Như vậy, theo tinh thần cuộc họp, sẽ không còn tỉnh, thành nào thuộc nhóm nguy cơ cao.

Chủ tịch UBND TP nêu rõ, nếu Ban Chỉ đạo quốc gia xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ cao, thực hiện cách ly xã hội thêm 1 tuần nữa thì rất khó khăn cho các hoạt động liên quan đến các tỉnh, thành khác; lao động không thể vào Hà Nội hoặc nếu có nối lại đường bay Hà Nội – TP HCM nhưng một đầu (TP HCM) thuộc nhóm nguy cơ trong khi Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao... sẽ khó cho công tác quản lý. 

“Ngay cả khi Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ thì công tác phòng dịch của Hà Nội cũng sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng, dập dịch tốt không để lây lan ra cộng đồng...”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cam đoan.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).