Tây Nguyên bất khuất, kiên cường qua những kỷ vật

Chiến sĩ mới Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 tham quan Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên
Chiến sĩ mới Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 tham quan Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên
(PLO) - Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên (Quân đoàn 3) thành lập năm 1996, thuộc loại hình bảo tàng lịch sử, nằm trong hệ thống bảo tàng lịch sử quân sự và bảo tàng quốc gia Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều hiện vật quý trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân Tây Nguyên. 

“Thưa các đồng chí! Đây là tấm khăn dù của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Lê Xuân Phôi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66, Mặt trận B3, Quân đoàn 3. Với cách đánh “Bám lấy thắt lưng địch mà đánh”, Lê Xuân Phôi đã chỉ huy Tiểu đoàn 8 “băm nát” hai đại đội Mỹ thuộc Sư đoàn kỵ binh bay số 1 trong trận đánh lịch sử tại thung lũng Ia Đrăng, tháng 11/1965. Khi bị thương nặng, ruột lòi ra, đồng chí Lê Xuân Phôi đã dùng tấm khăn dù này băng vết thương, tả xung hữu đột chỉ huy bộ đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...”. 

Sống mãi tinh thần bất khuất

Cứ như vậy, hướng dẫn viên Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên dẫn dắt người xem bằng những câu chuyện cảm động trong chiến đấu, lao động sản xuất của quân và dân Tây Nguyên. Em Nguyễn Hoàng Huy (học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP Pleiku, Gia Lai) hai mắt đỏ hoe, chăm chú nhìn vào hiện vật: “Đây là lần thứ hai cháu đi tham quan Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên, nhưng lần nào cũng vậy cháu không cầm được nước mắt. Những kỷ vật được lưu giữ ở bảo tàng qua lời giới thiệu của các cô, các chú hướng dẫn viên đã làm sống lại một thời Tây Nguyên bất khuất, kiên cường”. 

Cùng tâm trạng đó, em Nguyễn Thị Phương Nhi bộc bạch: “Những bài học trực quan tại Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên góp phần củng cố kiến thức lịch sử cho chúng cháu. Vào đây, chúng cháu được tận mắt ngắm nhìn các hiện vật của anh hùng Núp, anh hùng Ka Pa Kơ Lơng, anh hùng Lê Xuân Phôi… Được nghe những câu chuyện chiến đấu dũng cảm của quân và dân Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chúng cháu tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên vùng đất kiên cường này”.

Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Trần Doanh Hiệp (phụ trách Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên) cho biết: “Hiện Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên đang lưu giữ, trưng bày gần 5.000 ảnh và hiện vật lịch sử. Có nhiều hiện vật quý không chỉ của quân và dân Tây Nguyên mà cả từ phía địch như: Nhật ký của Tổng thống Dương Văn Minh, con dấu của Bộ Tổng Tham mưu, kiếm đầu rồng của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa… Hàng năm, Bảo tàng đón khoảng 26.000 lượt khách tham quan, học tập. Ngoài ra còn tổ chức các đợt trưng bày, triển lãm lưu động phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa”. 

Học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) tham quan Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên
Học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) tham quan Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên

“Địa chỉ đỏ” của Tây Nguyên

Cũng theo Thiếu tá Hiệp, điều mà cán bộ, nhân viên Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên vui mừng và tự hào nhất là từ năm 2010 trở lại đây, năm nào cũng vậy, Bảo tàng đón 100% chiến sĩ mới và hầu hết các trường học từ bậc học phổ thông đến trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn tham quan, học tập. Ngoài ra, Bảo tàng còn đón các đoàn cựu chiến binh ở khắp cả nước thăm lại chiến trường xưa và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên. 

Thượng úy QNCN Trần Thị Thanh (nhân viên thuyết minh) chia sẻ: “Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên trưng bày 7 chủ đề. Để giới thiệu và thuyết phục được người xem, chúng tôi không những phải học tập nắm chắc kiến thức lịch sử, ý nghĩa của từng hiện vật, bức ảnh mà còn phải lồng ghép những câu chuyện kể cảm động gắn với từng trận đánh, từng nhân vật lịch sử và hiện vật của họ”.

Binh nhì Nay Sơ Nek (dân tộc Gia Rai) chiến sĩ Đại đội lâm thời, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, đến tham quan Bảo tàng cho biết, tốt nghiệp ĐH Quy Nhơn và đã được đi tham quan, học tập rất nhiều bảo tàng trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên, nhưng đây là lần đầu tiên đến Bảo tàng Binh đoàn. “Có thể nói Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên là nơi lưu giữ những ký ức, kỷ vật chiến đấu kiên cường của quân và dân Tây Nguyên”, Nay Sơ Nek cho biết.

Còn cô giáo Huỳnh Thị Vy Phương (phụ trách Đội, Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP Pleiku) chia sẻ: “Nhà trường có nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa, giáo dục truyền thống cho học sinh. Trong đó Bảo tàng Binh đoàn Tây Nguyên là một “địa chỉ đỏ” thường xuyên được nhà trường ưu tiên tham quan, học tập. Đến đây, các cháu không những được tận mắt nhìn các hiện vật lịch sử quý hiếm mà còn được giới thiệu về các chiến dịch, trận đánh trên sa bàn, sơ đồ. Điều đó đã tạo ấn tượng mạnh cho các cháu, giúp các cháu học tập tốt hơn môn Lịch sử và nâng cao ý thức trách nhiệm công dân”.

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.