Quyền im lặng là một công cụ đảm bảo các quyền con người

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - GS.TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và pháp lý ASEAN, cho rằng cần có quyền im lặng đến khi có luật sư  như một cơ chế để kiểm soát đối với hoạt động điều tra.
Quan điểm của Giáo sư  về việc qui định quyền im lặng trong TTHS như thế nào?
- Tôi cho rằng, chỉ một số cán bộ làm công tác điều tra lo ngại qui định quyền im lặng sẽ cản trở hoạt động điều tra, giải quyết vụ án nhưng chắc chắn không phải tất cả những người trong các cơ quan đó đều có cùng quan điểm như vậy. Cũng dễ hiểu thôi, công tác điều tra nhiều khi cần đến những “thủ pháp”, hay nói dân dã là những “chiêu độc” để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng từ những “chiêu độc” thể hiện năng lực phá án đến hành vi vi phạm quyền con người thì chỉ trong gang tấc. Những “độc chiêu” phá án sẽ trở thành tội ác nếu cán bộ điều tra nôn nóng, thích lập thành tích, thích trở thành nổi tiếng trước công chúng, trước lãnh đạo, vô cảm với số phận của con người.
Bên cạnh đó, việc thưởng “nóng”, thăng cấp trước niên hạn do phá án nhanh nếu không có được sự kiểm soát cũng có thể là “con dao hai lưỡi”, biến việc phá án trở thành mục tiêu duy nhất khiến người làm công tác điều tra phải bằng mọi cách phá án. Và nguy hiểm hơn là khi đã thưởng “nóng” rồi, đã công nhận thành tích rồi mà có phát hiện sai thì những người trong cuộc cũng sẽ tìm cách để biện minh là “thà bắt nhầm hơn bỏ sót tội phạm”. Nếu nhìn những vụ án mới đây như vụ án Nguyễn Thanh Chấn, vụ án Vũ Ngọc Dương Công…, thì thấy rất cần một quá trình điều tra minh bạch. 
Công luận, nhất là những người tha thiết muốn có một cơ chế bảo vệ quyền con người, thúc đẩy sự phát triển dân chủ của đất nước trong mọi lĩnh vực đều mong muốn thấy những quá trình điều tra minh bạch, trong đó quyền của người chưa bị tòa án kết tội được bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả. Không thể yên tâm với nền tư pháp, với quá trình điều tra có những “vụ án oan dậy đất” được. 
Theo tôi, quyền im lặng là một trong những công cụ đảm bảo cho các quyền con người, đồng thời là quyền hiến định của cá nhân theo Hiến pháp 2013. Nếu tất cả những gì xảy ra với người bị bắt, bị giam chỉ diễn ra giữa họ với cơ quan điều tra thì khó có thể đảm bảo ở khía cạnh đảm bảo quyền của người chưa bị kết tội. Những sai phạm có thể được tìm cách che đậy trong vỏ bọc “bí mật của công tác điều tra”. Do đó, cần có quyền im lặng đến khi có LS như một cơ chế để kiểm soát đối với hoạt động điều tra.
GS.TS Lê Hồng Hạnh.
GS.TS Lê Hồng Hạnh. 
Vậy  theo Giáo sư với mô hình TTHS hiện nay ở nước ta thì quyền im lặng nên được thể chế hoá như thế nào cho phù hợp?
- Vấn đề này tôi không thể trả lời ngay được vì thể chế hóa quyền im lặng như thế nào cần phải được phân tích, cân nhắc đầy đủ hết tính phức tạp của vấn đề. Ngay ở Mỹ, quốc gia đầu tiên qui định về quyền im lặng trong TTHS, Tổng thống Mỹ B.Obama cũng phải hối thúc các cơ quan của Chính phủ đưa ra những giải pháp cụ thể để tăng cường tính minh bạch và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát sau sự kiện cảnh sát bắn chết người đang làm dư luận Mỹ bất bình. Có thể thấy, chỉ qui định quyền im lặng thôi vẫn chưa đủ mà cần tính minh bạch và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật. 
Vì thế, theo tôi, để thể chế quyền im lặng, chúng ta cần phân tích toàn diện việc thực thi quyền im lặng như thế nào khi vấn đề đó được đưa vào Bộ luật TTHS hay một luật khác. Nếu người bị bắt, bị giữ cứ đòi thực hiện quyền im lặng song không chịu gọi luật sư hay người bào chữa đến thì cơ quan điều tra chẳng lẽ ngồi chờ? Liệu gọi rồi luật sư có chịu đến hay không? Sự có mặt  của luật sư trong thời điểm bắt giam, giữ người có đồng nghĩa với việc họ sẽ tham gia tranh tụng sau này hay không? Cơ quan điều tra chỉ cần dựa vào thẻ luật sư, thẻ nhà báo hay các giấy tờ tùy thân khác để tạo điều kiện cho họ tiếp xúc và có mặt khi cơ quan điều tra thẩm vấn không? Nếu không như vậy thì cơ quan nào có nhiệm vụ phải cấp giấy giới thiệu? Nghĩa vụ nào cần qui định đối với luật sư cả trong luật lẫn trong Qui tắc đạo đức nghề nghiệp? Nghĩa vụ nào, trách nhiệm nào của cơ quan điều tra cần được qui định liên quan đến đảm bảo quyền im lặng? Thời hạn bao lâu phải cấp giấy cho luật sư hay những chủ thể khác tiếp cận việc giam giữ và hỏi cung?... 
Những câu hỏi nêu trên chỉ là một số ít  trong vô số các vấn đề cần phân tích và mổ xẻ khi thể chế hóa quyền im lặng. Vì vậy, thể chế hóa như thế nào thì chắc câu hỏi này cần gửi đến các cơ quan hoạch định chính sách và pháp luật.
Nếu có qui định về quyền im lặng thì theo Giáo sư, pháp luật phải có cơ chế gì để bảo đảm cho quyền này không bị rơi vào im lặng như thực tế một số quyền tố tụng hiện nay?
-  Tôi thực sự lo ngại rằng vấn đề này chỉ được nêu lên vì nhiều vấn đề của cải cách tư pháp được nêu ra gần chục năm nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa đáp ứng mong mỏi, chờ đợi của công chúng về những thay đổi thực sự trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nên sẽ rất khó đoán trước, nếu quyền im lặng được qui định trong Bộ luật TTHS thì có bị rơi vào im lặng hay không. Điều tôi chỉ muốn nói tới là quyết tâm từ cơ quan hoạch định chính sách và pháp luật, của Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan được coi là nằm trong “khối tư pháp” đối với việc thực thi quyền con người đã được hiến định, mà thực thi quyền im lặng là một phần trong đó.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư! 

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.