"Trưởng lão" 104 tuổi trí sáng, sức "sung" như thanh niên

104 tuổi, nhưng cụ Huỳnh Cát ở thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa, Phú Yên, không chỉ sinh hoạt bình thường, mà mỗi ngày vẫn đọc và viết chữ quốc ngữ, chữ Hán, theo dõi tình hình thời sự, tự tay chẻ củi nấu nước pha trà, nhớ rành rẽ từng sự kiện xảy ra từ hơn nửa thế kỷ về trước…

104 tuổi, nhưng cụ Huỳnh Cát ở thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa, Phú Yên, không chỉ sinh hoạt bình thường, mà mỗi ngày vẫn đọc và viết chữ quốc ngữ, chữ Hán, theo dõi tình hình thời sự, tự tay chẻ củi nấu nước pha trà, nhớ rành rẽ từng sự kiện xảy ra từ hơn nửa thế kỷ về trước…

Tiết trời bắt đầu se lạnh, tôi tìm đến nhà cụ Huỳnh Cát giữa buổi sáng một ngày đầu năm mới. Bước vào hành lang căn nhà ba gian với vườn cây mai kiểng nở hoa vàng rực đánh thức mùa xuân mới với nhiều dự cảm tốt lành, tôi thật sự bất ngờ khi nhìn thấy cụ già mặc bộ quần áo màu xanh nhạt, đeo mắt kiếng, ngồi trên chiếc võng đọc cuốn sách dày hơn hai phân, giấy ngả màu vàng úa. Thấy có khách, cụ rời võng, đáp lại lời chào bằng nụ cười nhân hậu.

Cụ Huỳnh Cát
Cụ Huỳnh Cát

Bước vào phòng khách, cụ Cát bảo: “Già rồi nhưng vẫn phải đọc lại sách cũ. Tui đọc để ôn luyện chữ nghĩa, chứ không phải giải trí”. Thấy lạ, tôi mượn tập sách và được biết đó là “Nho văn giáo khoa toàn thư” dày 710 trang của tác giả Nguyễn Văn Ba, do NXB Việt Nam văn hiến phát hành ngày 15/8/1970. Nhìn cụ Cát bước đi nhanh nhẹn đủ biết, bậc trưởng lão còn khỏe lắm, thần sắc sáng nét kiên nghị, thông thái mà nhân hậu.

Rót trà mời khách rồi, cụ Cát mở tủ lấy ra tấm thẻ căn cước số 06401029 do Ty cảnh sát quốc gia Phú Yên trong chế độ cũ cấp ngày 10/11/1970 và chứng minh nhân dân số 220159891 do Ty Công an Phú Khánh cấp ngày 27/9/1978, cả hai đều ghi rõ năm sinh của cụ là 1907. Trên tường, còn có tấm giấy mừng thọ 100 tuổi của Chủ tịch tỉnh Phú Yên trao cho cách đây bốn năm.

Bằng chất giọng xứ Nẫu, cụ tâm sự: “Thời xưa, nơi đây là thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân, tổng Hòa Lạc, phủ Tuy Hòa. Trong 8 người con ba má tui sinh dưỡng, anh cả là Huỳnh Cương - Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Hòa Tân - cùng ba người em kề là Huỳnh Hoàng, Huỳnh Ra, Huỳnh Thị Giãn đều thoát ly tham gia kháng chiến, nên về sau má tui  - bà Lê Thị Bồng - được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Hồi nhỏ tui đi học chữ Việt ngữ, Pháp ngữ tại trường công lập ở xã Hòa Bình; về nhà thì có hai thầy đồ Huỳnh Khắc Minh, Lê Trấp Phi dạy chữ Hán. Năm 1945, tui làm Trưởng ban Bình dân học vụ xã Hòa Tân, lúc 38 tuổi. Ba năm sau, chính quyền Việt Minh phân công làm Bí thư Nông hội, lo việc giảm tô, giảm tuất, cải cách điền địa; sau đó làm tín dụng xã, phân phối tiền cho những gia đình bần cố nông”.

Cụ Cát nhớ lại: “Hồi đó cứ gà gáy canh ba, tui cùng vài người đi bộ ra tận La Hai, huyện Đồng Xuân nhận tiền tín phiếu mang về lo cho người nghèo. Khi ngừng bắn theo Hiệp định Giơneve năm 1954, nhiều thanh niên đi tập kết ra miền Bắc, tui lớn tuổinên được phân công ở lại hoạt động bí mật. Tiếc là những người trong tổ chức cách mạng ở Hòa Tân hy sinh hết, tui mất liên lạc từ đó. Năm 1965, địch càn quét Hòa Tân thành vùng trắng, cả làng di tản về xã Hòa Thành sinh sống bằng nghề nông. Sau ngày miền Nam giải phóng (4/1975) tui về quê lúc 68 tuổi nhưng vẫn làm ở Hội Phụ lão xã hai năm mới thôi”.

Với vốn liếng chữ Hán của mình, cụ Cát dày công bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Cụ không chỉ viết chữ Hán trên các bức liễn thờ cho nhiều gia đình, nhà chùa, đình, lẫm, miếu mà còn trông giữ 4 sắc phong thời triều Nguyễn ở lẫm thờ các bậc tiền hiền nơi cụ đang sinh sống, đặc biệt là bậc tiền hiền Lương Văn Chánh có công khai hoang vùng đất Phú Yên.

Cụ bảo: “Thời xưa, tui sinh trưởng qua ba đời vua Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Lẫm làng có từ thời đó, nhưng chiến tranh tàn phá, đến năm 1998 người dân mới góp công sức dựng lại. Mặt trước lẫm, tui có viết “Tiền nhơn cấu tạo quy mô diễn. Hậu thế kinh doanh đức nghiệp tân”, nghĩa là “Người trước xây dựng đã rõ ràng. Người sau bồi đắp thêm cho đẹp”.

Dù đã 104 tuổi, nhưng mỗi ngày cụ Huỳnh Cát vẫn đọc sách, theo dõi thời sự qua ti vi, radio
104 tuổi, nhưng mỗi ngày cụ Huỳnh Cát vẫn đọc sách, theo dõi thời sự qua ti vi, radio.

Nói tới chuyện giáo dục con cháu, cụ Cát lo lắng khi một số trường học thiếu chú trọng đến chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Tui muốn thầy cô, cha mẹ phải chú trọng dạy học trò, con cháu mình biết lễ nghĩa gia phong, trật tự xã hội…Con cháu phải có nghĩa vụ “Xuất tất cáo, phản tất diện”, nghĩa là “Đi phải thưa, về phải trình”; không phải muốn đi đâu tùy thích, đến khi phạm sai lầm thì đã muộn. Lớp trẻ bây giờ có điều kiện thuận lắm, cần chú tâm học hành để phụng sự đất nước thanh bình, thịnh vượng”…

Không chỉ ưu tư chuyện làng xóm, cụ Cát còn bám sát những đổi thay của đất nước. “Trừ ít bữa mệt mỏi, chứ ngày nào tui cũng nghe đài, xem ti vi. Phải thừa nhận Đảng và Nhà nước lãnh đạo sáng suốt lắm, nên tình hình chính trị, an ninh quốc phòng đất nước mình luôn ổn định, kinh tế - xã hội đổi mới phát triển nhanh. Thời phong kiến người dân khổ lắm, ngay như muốn nói cũng không được, hớ miệng là bị gông cổ; còn bây giờ người dân có quyền làm chủ thực sự, sung sướng lắm chớ…”.

Chia tay bậc trưởng lão khi cuốn lịch đã mở ra năm mới, tôi nhớ mãi lời tâm sự của ông Lê Tấn Khanh - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tân Đông: “Cụ Huỳnh Cát là niềm tự hào không chỉ riêng họ tộc ông, mà còn là tấm gương sáng cho nhiều người, nhiều địa phương về tinh thần hiếu học, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục đạo đức con người và trách nhiệm công dân đối với xã hội, đất nước…”.

Phan Thế Hữu Toàn

Tin cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Đọc thêm

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).