Quảng Ninh phát hiện bãi cọc gỗ, nghi là “đại bản doanh chỉ huy trận Bạch Đằng đánh bại quân Nguyên Mông”

Nhiều cột, cọc gỗ được phát hiện tại thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX Đông Triều.
Nhiều cột, cọc gỗ được phát hiện tại thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX Đông Triều.
(PLVN) - Trên diện tích gần 300m2 vừa được khai quật cuối năm 2020, đầu năm 2021, trong quá trình khai quật khảo cổ tại di tích Thiên Long Uyển, thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX Đông Triều (Quảng Ninh), các nhà khoa học đã tiếp tục phát hiện một số cột, cọc gỗ tại khu vực đầm cách đó không xa.

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp với Đại học Hạ Long và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện thêm 11 cột gỗ lớn, cột lớn nhất có đường kính 40cm, cùng nhiều cọc nhỏ và dấu cọc gỗ. Nhiều cột gỗ trong đó là gỗ sến, đáy cột phẳng, kỹ thuật cắm theo phương pháp dộng lắc.

Nơi đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đặt giả thuyết là nơi hai vua Trần là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đặt đại bản doanh chỉ huy trận Bạch Đằng đánh bại quân Nguyên Mông năm 1288, bởi vị trí địa quân sự chiến lược, tầm nhìn bao quát toàn bộ chiến trường cả đường thuỷ lẫn đường bộ.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Anh, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chủ trì việc khai quật tại đây, những cột gỗ này có khả năng thuộc về một kiến trúc có niên đại vào thế kỷ thứ III, IV trước Công nguyên. Nếu như dự đoán về mặt niên đại này là đúng, thì chúng ta đã phát hiện ra một quần thể kiến trúc cư trú của cư dân sống ở khu vực này vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn.

Cột lớn nhất có đường kính lên tới 40cm, bằng gỗ sến, đáy phẳng.
 Cột lớn nhất có đường kính lên tới 40cm, bằng gỗ sến, đáy phẳng.

Nó cũng cho chúng ta thấy vùng văn hoá Đông Sơn ở khu vực cửa sông Bạch Đằng là một trung tâm lớn của văn hoá Đông Sơn với sự cư trú rất trù mật. Với những dấu vết kiến trúc đã được tìm thấy này thì có thể đánh giá cộng đồng dân cư tại đây là một cộng đồng khá giàu có. 

Trước đó, tại thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, các nhà khoa học cũng đã phát hiện tấm bia Tam Bảo địa – đất Tam Bảo, cũng được khắc trực tiếp vào núi, trên có ghi chép thời điểm khắc bia vào năm Thiệu Phong thứ 8 (năm 1348), đời vua Trần Dụ Tông, công chúa Bảo Hoàn và chồng là Trần Khắc Chung cúng dường Trang Ma Liệu làm của Tam Bảo.

Bên trái bia ghi chép nơi đây đã đón vua vi hành tới, vua đổi tên Trang Ma Liệu thành Thiên Liêu Sơn, đổi tên ngôi chùa tại đây thành chùa Sùng Nhân. Trong khu vực này, cũng đã khai quật và xác định vị trí một công trình kiến trúc lớn với hệ thống kè, cột, hành lang phức tạp.

Cách Tam Bảo địa khoảng 100m là Thiên Long Uyển – tức Vườn Nghìn Rồng, với ba chữ Thiên Long Uyển bằng chữ Hán được khắc trực tiếp trên núi Thiên Liêu. Trên núi Thiên Liêu hiện vẫn còn những hang động lớn nhỏ, cũng như vị trí đài quan sát.

Theo những khảo cứu của nhóm Tiến sĩ Nguyễn Văn Anh, thì vị trí Thiên Long Uyển rất đặc biệt, quan sát được cả ngã ba giữa sông Đá Bạc với sông Giá, cũng như cửa sông Đá Bạc và sông Kinh Thầy. Đồng thời còn có thể bao quát được tới cửa sông Bạch Đằng. Thậm chí tại những vị trí điểm quan sát đã được nhóm khảo cổ xác định thì còn có thể bao quát được cả tuyến đường bộ.

Ông Vũ Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin TX Đông Triều, cho biết: Địa phương sẽ cùng các nhà khoa học, đơn vị khảo cổ báo cáo đề xuất UBND tỉnh tiếp tục cho phép khai quật nghiên cứu sâu hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu về di tích này. Đồng thời, thị xã sẽ tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân địa phương hiểu và tham gia giữ gìn nguyên trạng di tích, phục vụ nghiên cứu.

Việc tiếp tục có những phát hiện mới tại khu vực thôn Đức Sơn, xã Yên Đức sẽ mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, đồng thời góp phần làm rõ ràng hơn nữa những giả thuyết về giá trị lịch sử của các di tích Thiên Long Uyển, cũng như khu vực núi Thiên Liêu, nay là xã Yên Đức trong tổng thể sự kiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, để có những phương án bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy xứng tầm giá trị di tích.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.