Quảng Ninh: Người dân cần kiên quyết nói không với vay nặng lãi

Giám đốc công an tỉnh phát biểu
Giám đốc công an tỉnh phát biểu
(PLO) - Ngày 7/12/2018, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, đại biểu Lê Thị Duyên - Tổ đại biểu Đông Triều đã chất vấn Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh về những biến tướng tinh vi của "tín dụng đen", gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống, gây mất trật tự an ninh xã hội. Theo Đại tá Đỗ Văn Lực - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, chính người dân cũng cần kiên quyết nói không với vay nặng lãi.

Đại tá Đỗ Văn Lực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan liên quan đến "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng và tiềm ẩn phức tạp, diễn ra ở cả thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là năm 2018, Công an tỉnh đã xác định tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" là một trong các đối tượng trọng điểm để chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung đấu tranh.

Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Quảng Ninh đã triển khai 7 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, trong đó đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với tội phạm, các phức tạp nảy sinh từ hoạt động "tín dụng đen", "bảo kê", đòi nợ thuê.

Tính đến 15/11/2018, các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương trong tỉnh đã rà soát, thống kê và tiến hành quản lý 790 cơ sở cầm đồ, đã phân cấp giao cho Công an cấp huyện quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT. Lực lượng Công an đã phát hiện xử lý hành chính 90 cơ sở cầm đồ vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho vay cầm đồ. Về công tác đấu tranh với tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", cho vay lãi nặng, lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2018 đến nay, Công an tỉnh đã điều tra làm rõ, khởi tố 20 vụ, 36 bị can liên quan đến cầm đồ, cho vay "tín dụng đen".

Đại tá Đỗ Văn Lực giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh trả lời chất vấn
 Đại tá Đỗ Văn Lực giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh trả lời chất vấn

Tuy nhiên, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cũng khẳng định, bản chất ban đầu của "tín dụng đen" là giao dịch dân sự, tự nguyện của công dân (chủ yếu là giao dịch ngầm), không thông qua hệ thống ngân hàng nên rất khó quản lý, phòng ngừa, phát hiện sai phạm. Đa số vụ án chỉ được phát hiện khởi tố khi vụ việc vỡ lở, có đơn thư tố giác, trình báo của người bị hại, hoặc đối tượng phạm tội tự thú do không còn khả năng trả nợ. 

Bên cạnh đó, thủ tục cho vay thông qua "tín dụng đen" thường đơn giản, nhanh gọn, giấy tờ cho vay không có người chứng kiến, cá biệt có trường hợp thỏa thuận miệng, nên khi xảy ra vỡ nợ khó xác định được tài sản thiệt hại. Khi cho vay trong "tín dụng đen", các chủ cho vay thường sử dụng các thủ đoạn rất tinh vi và không ghi lãi suất vào hợp đồng vay mượn, các đối tượng cho vay lãi thường rất tinh vi trong việc tạo lập các chứng cứ khi giao dịch vay tài sản. Do đó nếu có tranh chấp, các cơ quan tiến hành tố tụng không có cơ sở làm rõ hành vi gian dối, cũng như việc chứng minh có tính chất chuyên bóc lộ vì chưa có hướng dẫn gây rất nhiều khó khăn cho Cơ quan điều tra trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm.

Đại biểu Lê Thị Duyên - Tổ đại biểu TX Đông Triều chất vấn về tình hình tội phạm liên quan đến "tín dụng đen"
Đại biểu Lê Thị Duyên - Tổ đại biểu TX Đông Triều chất vấn về tình hình tội phạm liên quan đến "tín dụng đen"

Để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trên địa bàn tỉnh, theo Giám đốc Công an tỉnh, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, chính người dân cũng cần kiên quyết nói không với vay nặng lãi, đồng thời các ngành liên quan cũng cần có giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân có nhu cầu vay vốn.

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.