Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: “Căng như dây đàn” vì một bộ phim hài

Biển quảng cáo phim “The interview”của Hãng phim Sony Pictures ở Venice, bang California ngày 19/12/2014
Biển quảng cáo phim “The interview”của Hãng phim Sony Pictures ở Venice, bang California ngày 19/12/2014
(PLO) - Sau sự cố các tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính của hãng phim Sony Picture của Mỹ hồi tháng 11 và 12/2014 mà CHDCND Triều Tiên bị cáo buộc là thủ phạm, dẫn đến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ngày 2/1/2015, Mỹ đã quyết định áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên.
Đây là phản ứng đầu tiên của Mỹ kể từ sau vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony Pictures và cũng là lần đầu tiên Mỹ trừng phạt một nước vì các vụ tấn công mạng nhằm vào một công ty của Mỹ. Nhiều nhà phân tích nhận định, sau hàng loạt động thái này, chắc chắn quan hệ Mỹ - Triều sẽ bị đẩy lên mức căng thẳng mới trong thời gian tới. 
Liên tục căng thẳng vì an ninh mạng
Thời gian qua, Mỹ và CHDCND Triều Tiên liên tục đối đầu và cáo buộc lẫn nhau về các sự cố mạng. Đầu tiên là việc Mỹ cáo buộc CHDCND Triều Tiên tấn công nhằm vào hệ thống máy tính của hãng Sony Pictures Entertaiment (SPE) ngày 24/11/2014 khiến dữ liệu cá nhân 47.000 nhân viên của Hãng bị tung lên mạng cùng nhiều tài liệu bí mật như kịch bản cho bộ phim “James Bond” tiếp theo và 5 bộ phim sắp công chiếu bị rò rỉ lên mạng.
Thư điện tử nội bộ, thông tin về lương của các quản lí cùng nhiều dữ liệu khác đã được thu thập và phát tán bởi một nhóm hacker có biệt danh “Người bảo vệ hòa bình GOP”.
Theo giới quan sát, nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công quy mô lớn này bắt nguồn từ việc Sony Pictures sản xuất bộ phim hài “The interview” (Cuộc phỏng vấn), dự kiến ra rạp ngày 25/12/2014 tại Mỹ - vốn là một câu chuyện hư cấu về một âm mưu của CIA nhằm ám sát lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un (Kim Châng Un). 
Ngay sau đó, Nhà Trắng đã chính thức tuyên bố cuộc tấn công mạng nhắm vào Sony Pictures và bộ phim “The interview” là một “vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia”. 
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khẳng định CHDCND Triều Tiên đã đứng sau vụ tấn công mạng vào SPE. Theo FBI, các công cụ và cơ sở hạ tầng được sử dụng trong cuộc tấn công này tương tự như các hoạt động trước đó của CHDCND Triều Tiên. FBI cáo buộc tin tặc, được cho là có nguồn gốc từ Triều Tiên, đã tổ chức tấn công có chủ đích nhằm vào SPE để buộc hãng phim hủy việc phát hành bộ phim “The interview”. Các tin tặc đã gửi thư đe dọa, yêu cầu Sony dừng phát hành và xóa bỏ mọi dữ liệu về bộ phim. Dưới áp lực của những kẻ tấn công “trong bóng tối”, ngày 19/12/2014 SPE đã chấp nhận hủy bỏ kế hoạch phát hành bộ phim. Tuy nhiên, sau đó hãng này lại quyết định công chiếu có giới hạn tại một số rạp ở Mỹ nhân dịp Giáng sinh. 
Có thể thấy, vụ tấn công mạng nhằm vào SPE không chỉ khiến Sony bị thiệt hại hàng tỷ USD mà còn làm rò rỉ trực tuyến 5 bộ phim chưa được phát hành của hãng này.
Nghiêm trọng hơn, sự vụ đã đặt quan hệ của Mỹ - Triều Tiên vào vòng căng thẳng. Và ngay lập tức, phía Triều Tiên đã lên án bộ phim The interview là “một hành động chiến tranh” cũng như bác bỏ việc liên quan đến vụ xâm nhập mạng. CHDCND Triều Tiên khẳng định cáo buộc của Mỹ rằng Bình Nhưỡng có liên quan đến vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures là “vô căn cứ” và đề nghị tiến hành cuộc điều tra chung với Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên cũng cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng” nếu Mỹ tiếp tục đưa ra những cáo buộc chống CHDCND Triều Tiên. 
Sau đó, bất chấp việc các nhà điều tra tư nhân cho rằng vụ tấn công mạng trên là do một cựu nhân viên của Sony Pictures vì bất mãn với công ty nên đã thực hiện, Mỹ vẫn quả quyết rằng CHDCND Triều Tiên đã xâm nhập mạng máy tính của Sony Pictures và làm rò rỉ nhiều thông tin. Cả hai bên liên tục đối đầu và cáo buộc lẫn nhau về các sự cố mạng. Tổng thống Obama sau đó đã nhiều lần tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.
Còn CHDCND Triều Tiên, trong một tuyên bố được đăng tải trên hãng thông tấn KCNA, đã đe dọa sẽ “thổi tung” Nhà Trắng, đồng thời vẫn khẳng định không liên quan đến các vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures. 
Sau vụ việc trên, vấn đề an ninh mạng giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên lại tiếp tục bị thổi bùng khi vào cuối tháng 12/2014, mạng internet ở CHDCND Triều Tiên cũng liên tục gặp sự cố, có thời điểm bị sập suốt 9 tiếng đồng hồ. CHDCND Triều Tiên đã cáo buộc Mỹ đứng đằng sau sự cố này, trong khi Mỹ khẳng định không hề liên quan.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, những vụ việc căng thẳng liên tiếp trên đã châm ngòi cho những tranh cãi tầm quốc gia giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên và có nguy cơ đẩy mối quan hệ hai bên xuống mức thấp hơn nữa, trong khi thủ phạm đằng sau chuỗi sự kiện này vẫn là điều bí ẩn.
Hãng phim Sony Pictures
Hãng phim Sony Pictures 
Mỹ áp đặt thêm 
các biện pháp trừng phạt
Trong một phản ứng được cho là đầu tiên nhằm đáp trả hành động tấn công mạng nhằm vào SPE mà CHDCND Triều Tiên bị cáo buộc là thủ phạm, ngày 2/1/2015 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép Bộ Tài chính Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên. 
Theo Bộ Tài chính Mỹ, những lệnh trừng phạt bổ sung này nhằm vào 3 công ty cùng 10 quan chức chính phủ của CHDCND Triều Tiên, trong đó có những cá nhân làm việc tại Iran, Syria, Trung Quốc, Nga và Namibia. Ba công ty chịu trừng phạt gồm: Cục Trinh sát Tình báo Triều Tiên, Công ty Khai thác phát triển thương mại Triều Tiên và Tập đoàn Tangun. 
Theo cơ quan tình báo Mỹ, Cục Trinh sát Tình báo Triều Tiên là đơn vị chịu trách nhiệm về các hoạt động mạng chính của Bình Nhưỡng. Công ty Khai thác phát triển thương mại là đơn vị chịu trách nhiệm buôn bán vũ khí ở CHDCND Triều Tiên, còn Tập đoàn Tangun phụ trách mua sắm công nghệ phục vụ cho chương trình nghiên cứu và phát triển quốc phòng ở nước này.
Trong thư gửi các lãnh đạo Quốc hội Mỹ thông báo về sắc lệnh hành pháp của mình, Tổng thống Obama nhấn mạnh, ông ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt này vì cái mà ông gọi là những hành động và chính sách khiêu khích, gây bất ổn của Chính phủ Triều Tiên, kể cả những hành động phá hoại liên quan đến không gian mạng trong các tháng 11 và 12/2014. Theo ông Obama, những hoạt động đó “tiếp tục tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ”.
Đánh giá về đòn trừng phạt mới của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã gọi việc trừng phạt là hành động đáp trả phù hợp đối với “những chính sách, hành động khiêu khích liên tục của CHDCND Triều Tiên, trong đó có cả hành động tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures”.
CHDCND Triều Tiên phản ứng 
Hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên, ngày 4/1/2015, CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng phản đối kịch liệt, đồng thời gọi đây là chính sách thù địch và đàn áp của Mỹ.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh: “Các hành động đơn phương và dai dẳng của Nhà Trắng nhằm trừng phạt CHDCND Triều Tiên cho thấy Mỹ không từ bỏ thái độ thù địch đối với CHDCND Triều Tiên”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ từ chối đề xuất của Triều Tiên tiến hành điều tra chung về vụ tấn công mạng của Sony Pictures.
Trong khi đó, đánh giá về lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhiều nhà phân tích nhận định các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ sẽ không tác động nhiều tới nước này bởi CHDCND Triều Tiên vốn là nước đã từng chịu nhiều lệnh cấm vận của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua. 
Hãng Reuters cho rằng, các lệnh trừng phạt mới “sẽ không hiệu quả bởi người Triều Tiên không đi du lịch Mỹ và châu Âu nhiều. Họ cũng không có hàng tỷ USD trong các ngân hàng Mỹ và châu Âu”.
Tuy nhiên, những căng thẳng giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên cũng như hàng loạt vụ “lùm xùm” trước đó diễn ra ở nhiều quốc gia liên quan đến vấn đề an ninh mạng, đã buộc người ta phải nhìn nhận về một thách thức nghiêm trọng đối với một quốc gia, đó là vấn đề kiểm soát an ninh mạng nhằm chống lại các mối đe dọa từ thế giới ảo nhưng đầy sức mạnh. 
Điều này đặt ra cho các nước yêu cầu cấp thiết phải nâng cao khả năng phòng vệ trước hình thức tấn công phi truyền thống này cũng như phải hợp tác với các quốc gia để ngăn ngừa tổn thất khôn lường từ những vụ “khủng bố” kiểu mới.

Đọc thêm

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.