Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng sẽ thành hiện thực

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.
(PLVN) - Tôi tin một giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, sánh vai được với các nước trong khu vực và thế giới như Bác Hồ kính yêu của chúng ta mong muốn, sẽ thành sự thật. Giấc mơ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tôi cũng như tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để biến giấc mơ đó thành hiện thực”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với phóng viên TTXVN trước thềm Xuân Canh Tý, khi nêu cảm nhận rằng “vận nước của chúng ta đang lên”.

Ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô

Năm 2019, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều “cán đích”, trong đó 5/12 chỉ tiêu vượt kế hoạch,  xin Phó Thủ tướng chia sẻ về các yếu tố bứt phá của năm 2019?

Năm 2019, mặc dù những biến động bất thường của kinh tế thế giới, sự suy giảm của đầu tư và thương mại toàn cầu, nền kinh tế nước ta vẫn phát triển rất ấn tượng, năm thứ 3 liên tiếp chúng ta hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đặc biệt ấn tượng có thể nói là vấn đề tăng trưởng. Tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%, là một trong những nước có tăng trưởng cao nhất của khu vực cũng như trên thế giới. Trong điều kiện nhiều nước, nhiều nền kinh tế lớn suy thoái, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm, chúng ta đã có mức tăng trưởng rất ấn tượng.

Điều ấn tượng đặc biệt thứ hai là tốc độ tăng trưởng cao nhưng lạm phát rất thấp, chỉ 2,73%. Đây là mức rất thấp so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 gấp 2,5 lần chỉ tiêu lạm phát, điều đó cho thấy hiệu quả của nền kinh tế. Nếu như năm 2018, tốc độ tăng trưởng gấp đôi lạm phát là điều hiếm có, năm nay đã gấp 2,5 lần. Điều đó làm cho thu nhập thực tế, tích lũy của cả người dân, doanh nghiệp, Nhà nước tăng lên.

Như Phó Thủ tướng vừa chia sẻ, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá và là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, vậy đâu là “bí quyết”, thưa Phó Thủ tướng?

Hai vấn đề lớn nhất mà các nghị quyết, kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội cũng như trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng luôn luôn nhấn mạnh là phải coi ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là số một, là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai là phải khơi thông mọi động lực cho tăng trưởng. Hai vấn đề này có mối quan hệ với nhau. Tăng trưởng cao là một trong các điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng ổn định vĩ mô cũng là một vấn đề rất quan trọng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh nhưng theo hướng bền vững.

Các phương châm của Chính phủ đã thể hiện rất rõ điều này - một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo, phát triển. Năm 2019, chúng ta còn nhấn mạnh thêm yếu tố trách nhiệm, vấn đề bứt phá và mục tiêu cuối cùng là phải hiệu quả. Bên cạnh những vấn đề về kinh tế, chúng ta phải hết sức chăm lo vấn đề xã hội.

Vận nước đang lên

Thưa Phó Thủ tướng, phải chăng cơ chế phối hợp điều hành linh hoạt đã giúp chúng ta cải thiện chất lượng tăng trưởng và bứt phá để về đích trong kế hoạch 5 năm?

Tôi cho rằng bên cạnh những vấn đề về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, biên chế, nâng cao năng lực, hiệu lực điều hành của Chính phủ, xây dựng một Chính phủ kiến tạo cho phát triển, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng của người dân Việt Nam vươn lên để thoát nghèo, vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Điều đó tạo nên sức mạnh rất lớn.

Tôi luôn luôn chiêm nghiệm là, nếu chúng ta không huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nếu sự nghiệp đổi mới này không có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo người dân và nếu thành tựu của đổi mới mà người dân không được hưởng thì chúng ta sẽ không thành công. Thành công được như ngày nay chính là bởi sự nghiệp đổi mới, công việc của chúng ta được nhân dân đồng tình ủng hộ và thành tựu của đổi mới người dân được thụ hưởng, kể cả về vật chất và tinh thần.

Nếu đo lường về chỉ số cảm xúc, chúng ta thấy như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói trong hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội là “chưa bao giờ chúng ta có một cơ đồ như ngày nay và có cảm nhận rằng vận nước của chúng ta đang lên”. Hình ảnh một kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử với 98 tấm Huy chương Vàng, chỉ đứng thứ hai sau nước chủ nhà và lần đầu tiên hai đội tuyển bóng đá nam, nữ đoạt Huy chương Vàng, giấc mơ mấy chục năm về một tấm Huy chương Vàng của bóng đá nam Việt Nam đã thành sự thật.

Tôi cảm nhận rằng vận nước của chúng ta đang lên. Một minh chứng về vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế là khi chúng ta được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đạt được số phiếu kỷ lục, gần như tuyệt đối tất cả các nước đều bỏ phiếu ủng hộ.

Giấc mơ Việt Nam thịnh vượng

Chỉ đạo về năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Nền kinh tế phải có tính độc lập, tự chủ cao, chủ động hội nhập và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển bền vững với công thức “ba trong một” là cạnh tranh năng động về kinh tế nhưng an toàn, bền vững về xã hội và môi trường, vĩ mô ổn định. Theo Phó Thủ tướng, đây có phải là con đường đi tới một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai?

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của nước ta đã đạt gần 2.800 USD/người, gấp 1,32 lần năm 2015. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ vượt 3.000 USD, đạt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020 đề ra.

Chúng ta đang hoạch định chiến lược cho 10 năm tới, với mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập ở nhóm nước trung bình cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt 8.000 - 9.000 USD/người. Đến năm 2045, với dấu mốc 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có mức thu nhập cao trên thế giới. Chúng ta cũng đang hoạch định một chiến lược để phát huy giá trị văn hóa và con người của Việt Nam, sức mạnh của thời đại, khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và phát triển bền vững trên nền tảng của khoa học công nghệ, trên nền tảng của đổi mới sáng tạo.

Đấy chính là ước mơ của Việt Nam trong 10 năm tới cũng như trong một vài thế kỷ tới. Đó là một giấc mơ Việt Nam thịnh vượng, một giấc mơ Việt Nam hùng cường, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ.

Vậy chúng ta sẽ làm gì để biến giấc mơ đó thành hiện thực?

Chúng ta phải có những giải pháp và tổ chức thực thi tốt hơn 3 đột phá chiến lược về thể chế phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời trong kỷ nguyên này, phải nhấn mạnh hai yếu tố - coi như những mũi đột phá trong thời gian tới, đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần, khơi dậy được ý chí khát vọng tự hào của con người Việt Nam. Ba đột phá chiến lược và hai yếu tố nói trên là 5 yếu tố giúp chúng ta sẽ làm nên chuyện.

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh năm 2020 bộn bề những sự kiện rất sôi động trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã hứa với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước năm 2020 phải tốt hơn năm 2019. Tôi tin rằng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ, với những thành tựu đã đạt được, biết phát huy những tiềm năng, lợi thế, tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong cũng như ngoài nước, tôi tin một giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, sánh vai được với các nước trong khu vực và thế giới như Bác Hồ kính yêu của chúng ta mong muốn, sẽ thành sự thật. Giấc mơ đó là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tôi cũng như tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.