Phát hiện, xử lý, phòng ngừa tham nhũng: Chú trọng ở “lợi ích nhóm” và “sân sau”

(Hình minh họa)
(Hình minh họa)
(PLO) - Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2017, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị: Trong thời gian tới, định hướng PCTN cần tập trung phát hiện, xử lý, phòng ngừa đối với tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”; cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn...

Còn cán bộ cao cấp vi phạm quy định về kê khai

Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về công tác PCTN năm 2017 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH ngày 19/9, trong năm 2016, số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 1.113.422 người; đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai: 1.111.818 bản; đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai. Có 77 người được xác minh tài sản, thu nhập. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp.

Báo cáo của Chính phủ thừa nhận còn có tình trạng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tham gia kinh doanh; để người thân trong gia đình kinh doanh trong lĩnh vực do mình trực tiếp quản lý; tình trạng bổ nhiệm, đề bạt người thân vào các vị trí lãnh đạo, quản lý khi chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội  Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp.

Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, theo Chính phủ, năm 2017 có 25 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật. Song, trong quá trình triển khai vẫn còn lúng túng trong việc xác định mức độ trách nhiệm của người đứng đầu cấp trên đối với sai phạm của người đứng đầu cơ quan cấp dưới hoặc trong trường hợp sai phạm liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cơ quan, đơn vị, bộ phận.

Biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức

Thẩm tra Báo cáo trên, Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, năm 2017, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác PCTN và đạt được kết quả trên nhiều mặt, góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp chỉ ra rằng, trong năm 2017 số lượng bản kê khai là rất lớn, nhưng chỉ xác minh đối với 77 người đã kê khai (chiếm 0,007%), kết quả xác minh phát hiện 03 trường hợp vi phạm, giảm nhiều so với các năm trước (năm 2016 xác minh đối với 414 người, năm 2015 xác minh đối với 1.225 người). 

Trong khi đó, theo phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực nhưng không được phát hiện, xử lý; việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm trong một số trường hợp còn chưa hợp lý, thậm chí phản cảm, gây bức xúc trong dư luận, điển hình là việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái… Thực trạng trên cho thấy biện pháp phòng ngừa này còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. 

Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra là do chưa có cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội, thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến; đáng lưu ý là quy định của Luật PCTN về căn cứ xác minh tài sản chưa đầy đủ, một số căn cứ không mang tính bắt buộc và có thể dẫn đến tùy nghi trong áp dụng; nhiều cơ quan đầu mối được giao thẩm quyền quản lý, xác minh bản kê khai; chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để phát hiện, xử lý đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực và xử lý tài sản không chứng minh, không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. 

Về tặng quà và nộp lại quà tặng, theo Ủy ban Tư pháp, việc nộp lại quà tặng hầu như chỉ được thực hiện sau khi có phát hiện sai phạm. Qua một số vụ án xét xử gần đây, dư luận rất bức xúc trước việc tặng quà của Oceanbank và chi hoa hồng cho bác sỹ của Công ty Cổ phần VN Pharma… Ủy ban Tư pháp cho rằng, đây là vấn đề lớn, liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và PCTN cần được Chính phủ đánh giá, nghiên cứu để có quy định ngăn chặn tình trạng này.

Đánh giá chung về tình hình tham nhũng, Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả PCTN trong năm 2017 đã góp phần làm “giảm tham nhũng”, tuy nhiên tình hình tham nhũng vẫn diễn ra “nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi”, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công...; đồng thời cũng đưa ra dự báo “tình hình tham nhũng năm 2018 sẽ tiếp tục có dấu hiệu giảm”. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn căn cứ đánh giá về tình hình tham nhũng trong năm 2017 và căn cứ dự báo tình hình tham nhũng năm 2018 sẽ tiếp tục giảm.

Có căn cứ để nghi ngờ về tình trạng “lợi ích nhóm”, “sân sau”

Ủy ban Tư pháp của QH tán thành với đánh giá của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác PCTN và cho rằng, nếu như trước đây, tình trạng “lợi ích nhóm”, “sân sau” mới chỉ là nghi ngờ của dư luận cử tri nhưng qua một số vụ án lớn được đưa ra xét xử gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy những nghi ngờ của dư luận cử tri là có căn cứ. Trên cơ sở đó, Ủy ban Tư pháp kiến nghị trong thời gian tới định hướng PCTN cần tập trung phát hiện, xử lý, phòng ngừa đối với tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”. 

Ủy ban Tư pháp cũng nhận định việc tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu rất yếu. Số vụ, việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử còn ít, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng; tiến độ xử lý một số vụ, việc còn để kéo dài. Có dấu hiệu của việc “hành chính hóa” quan hệ hình sự, “hình sự hóa” quan hệ hành chính trong xử lý hành vi tham nhũng. Việc xử lý người có hành vi tham nhũng, người bao che cho hành vi tham nhũng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong nhiều trường hợp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng vẫn chưa đạt chỉ tiêu được QH giao. 

Do đó, Ủy ban Tư pháp kiến nghị QH, Chính phủ cần xây dựng quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người trong toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các quy định về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, các khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời dư luận cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng. 

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng: Làm rõ nguyên nhân của tội phạm tham nhũng

“Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ ra nguyên nhân của tội phạm tham nhũng là gì, từ công tác tư tưởng, chính trị, quản lý cán bộ, đảng viên hay ý thức của mỗi cá nhân có trọng trách. Tác động của xã hội khiến người ta tham lam, muốn lấy tiền của khi có trọng trách, nhưng không phải hành vi tham nhũng. Tham nhũng gắn với quyền hạn, trách nhiệm, nên các đồng chí phải kiểm điểm đã xử lý hết các vụ án tham nhũng. Qua xét xử các vụ án này thấy nguyên nhân của tội phạm tham nhũng từ đâu? Phải chỉ rõ những yếu tố này mới góp phần chấn chỉnh công tác quản lý, đề cao trách nhiệm, xử lý có tình, có lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị đã đề ra”. 

Phó Trưởng ban Dân nguyện Đỗ Văn Đương: Công lý chậm trễ là công lý không bình thường

“Tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ và kiểm toán, đối với những vụ án lớn, vụ việc lớn thì qua thanh tra phải công bố kết luận thanh tra rộng rãi, công bố đúng với thời hạn quy định. Nhiều vụ thanh tra xong cứ để đó như vụ ông Giám đốc Sở ở Yên Bái mãi không công bố có thể khiến dư luận đặt câu hỏi có vấn đề gì ở đây? Như công bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm qua, việc công bố rất đúng thời hạn, công bố sai phạm nghiêm trọng của từng người, tạo sự quan tâm đặc biệt và đồng tình ủng hộ của nhân dân. Chúng ta bỏ ra nhiều công sức để thực hiện nhưng vì vấn đề đó mà người dân cảm thấy có vấn đề, khuất tất, hiệu quả PCTN kém. Việc xử lý và giải quyết án tham nhũng chậm quá, kéo dài quá, tỉ lệ trả lại hồ sơ cao, có vụ kéo dài đến 6 năm. Công lý chậm trễ là công lý không bình thường, bất công, rất là nghiêm trọng. Có lẽ chỗ này UBTV Quốc hội phải có ý kiến sâu để bàn giải pháp”. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trước đây như thế nào?

“Một trong những điểm chung của các vụ án tham nhũng, đặc biệt là những vụ án lớn vừa qua là “ai gây ra người đó chịu”. Còn cơ quản lý nhà nước hay cơ quan chức năng thì vô can. Sai phạm xảy ra trong thời gian dài nhiều năm, nào thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện được gì, nay phát hiện ra thì lại có gì và có rất to. Vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng trước đây như thế nào? Tôi nghĩ đây là kẽ hở, nếu không làm triệt để thì không bao giờ nâng cao được trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan chức năng, cử tri hỏi tôi tôi cũng không nói thế nào. Bên cạnh đó, tôi cũng đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về tình trạng “hành chính hóa” quan hệ hình sự, “hình sự hóa” quan hệ hành chính trong xử lý hành vi tham nhũng; nó có biểu hiện rõ ràng đó là sự tiêu cực mà sự tiêu cực đó chưa được xem xét một cách nghiêm túc”.

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.