Pháp sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về an ninh biển

Chuẩn đô đốc Pascal Ausseur tại buổi gặp gỡ báo chí ở Hà Nội. Ảnh : Việt Hùng.
Chuẩn đô đốc Pascal Ausseur tại buổi gặp gỡ báo chí ở Hà Nội. Ảnh : Việt Hùng.
(PLO) - Trong cuộc gặp gỡ báo chí Việt Nam tại Hà Nội, Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur, Vụ phó phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Vụ Phát triển quốc tế, Tổng cục Trang bị Vũ khí Pháp cho biết, Pháp sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực an ninh biển.
Ông Pascal Ausseur nói : Chương trình hợp tác trang thiết bị quốc phòng nằm trong khuôn khổ đối tác chiến lược giữa Việt Nam – Pháp. Sự hợp tác này bắt đầu từ năm 1991 và không ngừng phát triển từ đó đến nay. Giai đoạn phát triển nhanh chóng nhất là từ 9/2013 khi hai nước ký kết quan hệ đối tác chiến lược. 
Ngày 13/5 vừa qua, lần đầu tiên một Hội thảo hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp về lĩnh vực an ninh biển được tổ chức. 25 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp cùng hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã trao đổi về lĩnh vực an ninh biển. 
Mục đích chính của hội thảo này là để trao đổi, chia sẻ về khoa học công nghệ phục vụ cho công nghiệp quốc phòng của hai bên. Các doanh nghiệp Pháp rất vui mùng vì được tiếp xúc với các đối tác Việt Nam và các lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Pháp là một trong số những nước châu Âu có ngân sách dành cho quốc phòng nhiều nhất. Từ nhiều thập kỷ qua, Pháp đã đầu tư từ 10-15 tỷ euro để nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng trang bị cho các binh chủng của Pháp. Pháp là nước duy nhất ở châu Âu đầu tư nhiều tiền để đảm bảo duy trì các công nghệ mũi nhọn trong ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này cho phép Pháp hoàn toàn tự chủ về công nghệ quốc phòng ở những lĩnh vực then chốt như tàu ngầm, tên lửa, vệ tinh… Chính vì vậy sẽ rất tốt nếu Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp Pháp, nơi có công nghệ tiên tiến và họ cũng đang mong muốn được đầu tư tại Việt Nam. Việc hợp tác này hoàn toàn nằm trong khuôn khổ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những lĩnh vực mà Pháp có thể hợp tác với Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur cho biết, các doanh nghiệp Pháp có mặt tại Việt Nam đều có trong tay dự án của họ. Lĩnh vực có thể hợp tác rất rộng, từ an ninh biển cho tới kiểm soát vùng trời, kiểm soát biên giới. Pháp hiểu rất rõ vấn đề này vì Pháp là nước đứng thứ hai thế giới về biển, Pháp có mặt ở rất nhiều đại dương nên vấn đề kiểm soát vùng biển Pháp cũng đang gặp phải. 
Danh mục các doanh nghiệp Pháp tham dự Hội thảo cho thấy lĩnh vực hợp tác là rất rộng và hoàn toàn có thể thành hiện thực, có thể cùng hợp tác sản xuất. Các doanh nghiệp Pháp và Chính phủ Pháp sẵn sàng hợp tác để mang lại lợi ích cho quân đội nhân dân Việt Nam. Để kiểm soát được vùng biển của mình cần phải có các trang thiết bị như radar, máy bay trực thăng,… Pháp có đầy đủ các công nghệ cho phép thực thi nhiệm vụ này trên vùng biển của mình. 
Các nhà công nghiệp Pháp sẵn sàng cùng hợp tác hoặc chuyển giao cho các bên dân sự hoặc quân sự nếu như Việt Nam có nhu cầu. Hy vọng Việt Nam sẽ có các trang thiết bị đó trong tương lai. Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur cũng cho biết, Trung Quốc đang chịu sự cấm vận vũ khí của EU mà Pháp là một thành viên nên phải tuân thủ.
Liên quan tới vấn đề Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur nói: “Những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát các vùng bờ biển, đặc biệt đối với Việt Nam. Ủy ban châu Âu đã có ra thông cáo về vấn đề này và Pháp là nước đầu tàu trong việc soạn thảo ra thông cáo đó. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò của luật pháp quốc tế, nhất là luật biển. Pháp cũng là nước tham gia soạn thảo luật Biển này vào năm 1982. Pháp nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán hòa bình. Pháp cũng như Cộng đồng chung châu Âu rất quan ngại về tình hình trên Biển Đông và mong các bên sớm tìm ra giải pháp để thoát khỏi tình hình này”.
Lý giải việc Pháp quan tâm đến tình hình Biển Đông, Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur cho rằng, với nước pháp khu vực Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng, đây là một vùng nước chung, trọng tâm của thế giới sẽ dịch chuyển về khu vực này. Sự ổn định của khu vực cũng như sự phát triển của châu Á sẽ mang lại sự phồn thịnh và an ninh cho toàn thế giới. Pháp cũng có phần an ninh trong đó nên Pháp sẽ hỗ trợ để đảm bảo an ninh trong khu vực này. 
Việc hai bên (Pháp và Việt Nam) có thỏa thuận hợp tác chiến lược cũng thể hiện sự quan tâm của chúng tôi đến khu vực này. Phần lớn giao thương thương mại của Pháp đến từ châu Á đi quan khu vực Biển Đông, chính vì vậy an ninh trong khu vực này ảnh hưởng cả về mặt kinh tế lẫn an toàn hàng hải.
Được biết, trước đó từ ngày 25 đến ngày 29/4/014, nữ Chuẩn đô đốc Anne Cullerre, Tư lệnh quân đội Pháp tại Thái Bình Dương cũng có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam./.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).