Phân xử tranh chấp dân sự: Băn khoăn quy định công bằng

(PLO) - Qua lần sửa đổi này, Bộ luật Dân sự phải xử lý tất cả những vấn đề bất cập, vướng mắc trong đời sống dân sự hiện nay, giải quyết được những cơ sở pháp lý của việc xử lý những tranh chấp trong pháp luật dân sự.
Đó là quan điểm chung của nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi cho ý kiến về Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS - sửa đổi) sáng qua (25/11) vì đây là đạo luật rất quan trọng, tác động đến các mối quan hệ cơ bản của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động và đời sống của người dân.
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự
Dự thảo Luật qui định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” để thể hiện rõ trách nhiệm của TAND trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân, khắc phục tình trạng thời gian qua, do thiếu quy định này nên không ít trường hợp Tòa án phải từ chối thụ lý và giải quyết các yêu cầu chính đáng của cá nhân, pháp nhân.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng): “Nếu thực hiện được qui định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng thì quá tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của người dân”.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng): “Nếu thực hiện được 
qui định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự 
vì lý do chưa có điều luật để áp dụng thì quá tốt, 
giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của người dân”. 
Trong trường hợp không có điều luật để áp dụng, Tòa án sẽ áp dụng sự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng theo tập quán, nếu không có tập quán chúng ta áp dụng nguyên tắc tương tự, không có nguyên tắc tương tự thì áp dụng nguyên tắc cơ bản của BLDS và nếu không áp dụng được nguyên tắc tương tự thì vì lẽ công bằng của pháp luật và đạo đức xã hội, Tòa án phải xét xử.
Qui định này được nhiều ĐBQH đánh giá là rất tiến bộ và “chắc chắn người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu qui định được thực hiện”. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đánh giá: “Nếu chúng ta thực hiện được điều này thì quá tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của người dân, bởi vì có rất nhiều vấn đề người dân đã khởi kiện lên Tòa án, Tòa án trả lại hồ sơ và họ không biết kiện đi đâu”. 
Song, băn khoăn lớn nhất của nhiều ĐBQH đối với qui định này là trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ thẩm phán “chưa đạt đến đỉnh” xét xử không có qui định pháp luật, khi hiện luật rất nhiều mà vẫn xét xử oan, sai.  
Ngoài ra, như nhận xét của ĐB Đặng Công Lý – Chánh án TAND tỉnh Bình Định, qui định này mâu thuẫn với qui định “khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND, nghĩa là phải căn cứ vào luật, nếu không có luật thì không được xử. 
Vì thế, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc, tính toán kỹ khi đưa qui định này vào Dự thảo BLDS (sửa đổi) để tránh những vướng mắc trong quá trình xét xử, nhất là khi “để giải quyết vấn đề công bằng, đòi hỏi trình độ thẩm phán phải thật sự uyên thông” – ĐB Nguyễn Bá Thuyền nói.
Bảo vệ người thứ ba không được qua chủ sở hữu thực sự
Trong những năm qua, thực tiễn xét xử Tòa án thường gặp những trường hợp liên quan đến quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Đây cũng là một trong những vấn đề hết sức phức tạp trong việc giải quyết vụ án nên Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã quy định cụ thể hơn về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Nhiều ĐBQH đồng tình với qui định này vì trên thực tế, tài sản chưa được đăng ký có thể do chiếm đoạt trái pháp luật mà có, hoặc tài sản đó thuộc sở hữu chung mà chưa được đăng ký nên nếu công nhận giao dịch liên quan đến tài sản đó có hiệu lực thì vô hình trung là tiếp tay cho những việc làm thiếu minh bạch và không bảo vệ những người chủ sở hữu thật sự. ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) nhận xét, qui định về bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong Dự thảo BLDS cũng là một trong những cơ sở để xác định việc ngay tình hay không ngay tình, nhằm bảo vệ chủ sở hữu thực sự. 
Nhưng ĐB Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) nhận định, quy định “mới chỉ bảo vệ được quyền lợi cho người thứ ba mà không bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu”. Theo ĐB, quá trình giải quyết sẽ khó chứng minh người thứ ba có thực sự ngay tình hay không, cho dù biết tài sản là đối tượng giao dịch đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp ngoài ý chí của chủ sở hữu. 
Tương tự, ĐB Lù Thị Lừu (Lào Cai) cũng nhận thấy quy định còn xem nhẹ chủ sở hữu đích thực, nhất là đối tượng giao dịch được lưu truyền nhiều đời cũng như việc bảo vệ hành vi trái pháp luật của cá nhân thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Do vậy, ĐB đề nghị nên giữ nguyên quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình như trong Điều 138 BLDS 2005, người thứ ba chỉ được bảo vệ trong trường hợp nhận tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người được bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận người này là chủ sở hữu tài sản, nhưng sau đó bản án, quyết định bị hủy và phải sửa. 
* Đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc): 
- Tôi nhất trí không quy định thời hiệu khởi kiện, hợp đồng dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chỉ quy định về thời hiệu hưởng quyền và thời hiệu miễn, trừ nghĩa vụ. Tuy nhiên, đề nghị cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án khi giải quyết vụ việc. Nhưng cần cân nhắc thận trọng về việc không quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế vì nếu không quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế sẽ dẫn đến hệ quả là di sản thừa kế có thể bị khởi kiện bất cứ lúc nào và tài sản thừa kế không được xác lập quyền sở hữu, dễ làm phát sinh tranh chấp, gây xáo trộn các quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến đạo đức truyền thống, gây nên sự quá tải cho Tòa án khi giải quyết các loại tranh chấp này.
* Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM): 
- Tôi đề nghị phương án qui định hai hình thức sở hữu: sở hữu chung và sở hữu riêng và có hình thức sở hữu toàn dân như hình thức sở hữu chung, tức là hình thức lớn nhất của sở hữu chung mà Hiến pháp đã ghi. Đại diện của sở hữu chung này, tôi hiểu là sở hữu toàn dân, tức là sở hữu quốc gia và đại diện là Nhà nước không mâu thuẫn gì cả. Tôi đề  nghị chúng ta không nên đặt riêng một qui định khác mà theo nguyên tắc đó vẫn bảo đảm được Hiến pháp, vẫn bảo đảm được thể chế chính trị, vẫn tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc hai loại sở hữu.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).