“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“

“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“
(PLO) - Theo ông Đỗ Văn Đương, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn không làm thay đổi chế độ, chính sách của ta với tù nhân. Bởi ở Việt Nam, tù nhân thậm chí còn…. sướng hơn sinh viên thời xưa.
Bên hành lang QH, sau khi nghe chủ tịch nước đọc tờ trình QH về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH thành phố HCM cho rằng việc phê chuẩn công ước chỉ là một việc tất yếu trong quá trình hội nhập, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã tương thích với nội dung Công ước:
"Tinh thần chủ đạo của Công ước là phải tôn trọng, không hạn chế, không tước bỏ tính mạng nhân phẩm của phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam. Điều đó pháp luật của mình cũng đã rõ. Cơ bản Công ước tương thích với pháp luật Việt Nam. Nhưng để rõ ra thì theo như Chính phủ, là phải sửa một số luật như Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật tạm giữ tạm giam. Đây là những luật trực tiếp liên quan đến việc hạn chế quyền con người. Phải rõ ra về mặt khái niệm, nội dung để sau này có cơ sở pháp lý xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi bức cung, nhục hình, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác."
Ông có cho rằng việc phê chuẩn công ước ở thời điểm này là phù hợp?
Tôi cho việc phê chuẩn Công ước là hợp thời, phù hợp xu hướng chung. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, của các cán bộ, chiến sỹ liên quan đến công tác đấu tranh phòng trống tội phạm. Những quyền của người phạm tội không bị pháp luật tước bỏ là phải tôn trọng. Việc giam giữ là phải đảm bảo chế độ ăn ở, sinh hoạt, các chế độ khác của họ mà pháp luật không hạn chế.
Qua giám sát của QH vừa rồi, ông thấy các nhà tạm giam, tạm giữ của ta đang trong tình trạng như thế nào?
Việc tạm giam tạm giữ cơ bản là an toàn, chế độ bảo đảm, việc ăn uống tôi thấy tốt. Thậm chí còn hơn chế độ cho  sinh viên đại học thời xưa: 17kg gạo/tháng, rau quả tự túc được; lấy lao động sản xuất phục vụ lại. Tình trạng ốm đau hạn chế. Chỉ có phạm nhân mang HIV vào trại là gây ra ốm đau – thì đó lại là khách quan. Tình trạng tự sát trong trại cũng giảm.
Tuy nhiên, ở góc độ Tư pháp, chúng tôi đã có kiến nghị  Chính phủ cần phải có lộ trình  để nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới để đảm bảo chỗ nằm cho phạm nhân. Còn chỗ ở là tương đối tốt. Nhà nước ta mặc dù kinh tế khó khăn như vậy, nhưng phải khẳng định là chế độ phạm nhân là rất tốt.
Trong một phát biểu gần đây, ông có nói đến tình trạng trại giam quá tải, có phải là do chúng ta tạm giam những đối tượng chưa đến mức phải giam giữ?
Cũng có một số trường hợp. Chúng tôi đã có kiến nghị những đối tượng chưa cần đến mức tạm giam thì không tạm giam, và áp dụng bằng hình thức khác như cho bảo lĩnh, cho đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cứ trú… Nhưng trên thực tế, có những loại tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng suốt ngày trộm cắp vặt khiến xã hội bức xúc. Khi phát hiện thì nó lại trốn, trốn thì không bắt giữ được, không đưa ra xét xử được. 
Hiện nay có bất cập luật về căn cứ tạm giam. Sau này phải sửa cho rõ những trường hợp nào đáng phải giam thì phải giam, trường hợp nào không giam thì phải mở rộng biện pháp khác, nhất là trong điều kiện hiện nay, có thể nâng cao trách nhiệm người bảo lĩnh. Hiện nay cho bảo lĩnh, nhưng đối tượng trốn, người bảo lĩnh vẫn chả sao, như thế là không được. 
Một chính sách pháp luật mà nhu mì, ví như mặt nước hiền dịu là nhiều người chết vì nước. Còn một chính sách cứng rắn như lửa đỏ, để giữ trật tự kỷ cương phép nước để ổn định kỷ cương xã hội, để ổn định phát  triển xã hội, điều đó hết sức quan trọng. 
Việc phê chuẩn Công ước, theo ông có làm giảm án oan?
Như tôi đã nói, trong pháp luật Việt Nam có nhiều điều tương thích rồi. Án oan của ta vừa rồi chỉ là do một số cán bộ. Một số thôi chứ không phải  tất cả . Vì một năm có trên trăm nghìn đối tượng, nhưng mà năm vừa rồi, chỉ có 2 vụ đến nay chính xác là oan. Còn nhục hình chỉ một số vụ, không phải là nhiều. Nguyên nhân do cán bộ là chính, chứ không phải cho pháp luật, do chính sách.
Đây là do năng lực cán bộ kém, lười tiến hành biện pháp điều tra, lấy việc đánh đập để có thông tin. Cái thứ hai là đạo đức công vụ kém, coi thường tính mạng, sức khỏe con người. Anh đánh người ta nhiều thế, vì mục đích cũng có thể là bệnh thành tích. Bệnh thành tích, cộng với đạo đức phẩm chất,  năng lực nghiệp vụ non kém dẫn đến một số vụ như thế. Cái này cần chấn chỉnh sàng lọc. 
Theo ông, cần phải làm gì để loại trừ những trường hợp này?
Tôi cho rằng cần quy trách nhiệm người đứng đầu. Nơi nào để xẩy ra như thế là cách chức người đứng đầu. Còn biện pháp quản lý thuộc cấp như thế nào là do họ làm. Không ai có thể quản lý ngần ấy chiến sỹ được. Còn mọi cơ chế luật pháp, nếu không đi vào thực tế, thì vẫn nằm trên giấy. 
Tôi đã bao nhiêu năm trực tiếp đấu tranh chống tội phạm. Bọn họ rất ngoan, cố, nhưng mình phải có nghệ thuật trong việc điều tra, xét hỏi, phải vòng quanh đi tìm chứng cứ khác. Khi có đủ chứng cứ rồi, không cần lời khai nhận. 
Pháp luật không nên cứng nhắc quá, không nên dồn người ta và bước đường cùng, phải có tính nhân đạo. Nhưng cái này cần đi vào từng vụ việc cụ thể.
Xin cám ơn ông./.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.