'Nóng' nghị trường Quốc hội với đề xuất mở khung thỏa thuận làm thêm giờ, tăng tuổi nghỉ hưu

ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).
ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).
(PLVN) - Phiên thảo luận của Quốc hội (QH) về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều 12/6 diễn ra vô cùng sôi nổi, tập trung vào nhiều nội dung quan trọng được nêu trong dự thảo luật.

Cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ được nêu trong dự thảo luật vẫn còn có ý kiến khác nhau. ĐB Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hóa) đồng tình với đề xuất của Chính phủ vì việc tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với khả năng lao động. Trong 2 phương án mà dự thảo đưa ra, ĐB đồng tình với phương án 1 vì theo lộ trình này, tốc độ tăng tuổi nghỉ hưu chậm, không làm hạn chế chỗ làm của NLĐ bước vào tuổi lao động. 

Tuy nhiên, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) lại có quan điểm ngược lại. Theo ĐB Hòa, việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, tính đến nhu cầu việc làm cho giới trẻ và một bộ phận không nhỏ lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc khi đã đủ thời gian bảo hiểm xã hội, nhất là lao động phổ thông, cán bộ công chức viên chức…

Rút đề xuất bổ sung ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ

Tại phiên họp, đa số ĐB không đồng tình với đề xuất bổ sung Ngày Thương binh, Liệt sỹ (ngày 27/7 dương lịch) là ngày nghỉ lễ được nêu trong dự thảo luật. ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nhận xét rằng việc đề nghị lấy ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ, ngày tri ân “nghe qua thấy rất hay nhưng nghĩ lại thì không ổn”.

“Ngày 27/7 đã in sâu ký ức, trí nhớ của người dân Việt. Nếu đổi tên ngày tri ân chung chung, không tập trung vào đối tượng cụ thể thì sẽ ảnh hưởng đến việc tri ân thiết thực đối với các thương binh, liệt sĩ”, ĐB Trí nói.

Giải trình cuối phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt Chính phủ xin rút đề xuất trên khỏi dự thảo luật. 

ĐB nhấn mạnh, việc tăng tuổi hưu cần cân nhắc để không đánh mất cơ hội cho người trẻ, nhất là trong bối cảnh nhiều lao động của chúng ta hiện đang chưa có việc làm, phải đi xuất khẩu lao động. “Nên quy định tuổi nghỉ hưu với nữ là 58, nam là 62 tuổi. Đây là nguyện vọng của không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động”, ĐB kiến nghị.

ĐB Hòa kiến nghị thêm rằng, với những đối tượng sắp đến tuổi hưu theo luật hiện hành mà năng suất lao động không cao, “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” nhưng vẫn ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” và không muốn nghỉ hưu mà chờ đúng tuổi mới chịu nghỉ theo dự thảo luật thì cần quy định tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quyền cho nghỉ hưu để ưu tiên vị trí việc làm đó cho những người trẻ tuổi nhiệt huyết, có năng lực đảm đương nhiệm vụ. 

Về trường hợp đặc biệt kéo dài thời gian nghỉ hưu, ĐB đề nghị nên giao cho Chính phủ quy định nhưng không nên quá 65 tuổi với cả nam và nữ. Còn ĐB Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) băn khoăn về việc tăng tuổi nghỉ hưu liệu có là gánh nặng cho ngân sách nhà nước hay không vì mức lương của nhiều người được tăng tuổi nghỉ hưu nằm ở mức cao trong thang bảng lương.

“Cần đánh giá thêm, nếu được xin ý kiến nhân dân, đánh giá một số vấn đề như chế độ hưu trí, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ, thể lực, trí lực và ý chí của người lao động làm căn cứ cho việc nâng tuổi nghỉ hưu…”, ĐB đề xuất.

Quy định làm thêm giờ phải bảo vệ được người lao động

Băn khoăn về việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên thành 400 giờ, tức tăng thêm 100 giờ so với quy định hiện hành được nêu trong dự thảo luật, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP HCM) đề nghị QH phải đưa ra chính sách để làm sao người công nhân làm ít giờ nhưng lương và thu nhập tăng lên. Đồng thời đề nghị với người sử dụng lao động, nếu cần làm thêm phải thỏa thuận với công nhân, phải tính tiền lương theo hướng lũy tiến để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP HCM).
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP HCM).

Tranh luận với ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (đoàn Hà Nội) cho rằng, trong luật, người lao động được tự nguyện tham gia và không bắt buộc phải làm thêm giờ. ĐB Tuấn cho hay, 400.000 cán bộ y tế 1 tháng làm thêm khoảng 80 giờ, mỗi năm khoảng 1.000 giờ nhưng mức tiền trực rất thấp.

ĐB Tuấn cũng đề nghị quy định rõ ràng với một số nghề nghiệp gây nguy hiểm cho nhiều người như lái xe đường dài, lái xe buýt, lái máy bay… có thể không cho tăng thêm giờ, thậm chí nên có quy định riêng sau một số giờ làm việc nhất định phải nghỉ bảo đảm sức khỏe, sự tỉnh táo, không gây tai nạn giao thông.

Tán thành với việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa nhưng ĐB Trương Thị Bích Hạnh (đoàn Bình Dương) kiến nghị quy định về vấn đề này phải hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chấm dứt nhân công giá rẻ, đảm bảo các quy định của pháp luật được thực thi, giảm thời gian làm việc chính thức… 

Rà soát lại đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sáng cùng ngày, nhiều ĐB băn khoăn quy định về các trường hợp cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. ĐB Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội) tán thành phương án 1 với lý do không nên giao Chính phủ quy định bằng văn bản dưới luật.

“Trường hợp Vũ nhôm có vài 3 hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ cùng thời điểm. Phải chăng, từ quy định trùng lặp như phương án 1 vừa qua?”, ĐB Khánh đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ gia công xây dựng phương án 1 cho tốt hơn, rõ ràng và minh bạch, tránh chồng chéo, dễ phát sinh lạm quyền.

Ngược lại, ĐB Bùi Mậu Quân (đoàn Hải Dương) và ĐB Phạm Tất Thắng (Đoàn Vĩnh Long) lại tán thành với phương án 2, theo đó chỉ quy định những nguyên tắc chung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết về các trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để tránh trường hợp quy định quá chi tiết sẽ dẫn đến phải sửa luật khi thực tiễn thay đổi. 

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.