“Nóng” cho thuê đất rừng

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận một số địa phương có thiếu sót, nhiều khu đất được cấp phép cho thuê chồng lên cả những diện tích đã giao cho bà con hoặc đất của dự án khác...

Trong phiên chất vấn Quốc hội 11/6, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát vấn đề cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng.

cc
Chuyện cho thuê đất trồng rừng đã khiến Quốc hội trở nên "nóng bỏng"

ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) dẫn con số thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện 10 tỉnh đã có quyết định cho người nước ngoài thuê đất với diện tích hơn 300 ngàn hécta.

Đây là con số rất lớn trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước và người dân không có đất trồng rừng. Sắp tới Bộ có cho các tỉnh tiếp tục ký hợp đồng cho thuê nữa hay thôi?

ĐB Lê Minh Tiến (Quảng trị) đề nghị Bộ trưởng xác định con số “chuẩn” và cật vấn: “Việc cho thuê này có đúng với Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và pháp luật về an ninh biên giới hay không?”

Bộ trưởng Cao Đức Phát sau khi xác nhận con số trên 305 ngàn hécta như Chính phủ đã báo cáo nhưng cho rằng đó mới chỉ là “chấp thuận chủ trương”. “Việc chấp nhận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, Bộ chỉ có ý kiến khi địa phương yêu cầu”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nói thêm.

Ông Phát cũng lý giải 5, 10 năm trước đất trống đồi núi trọc của ta còn nhiều, ta khuyến khích đầu tư, nhưng nay tình hình đã khác, dân có nguyện vọng trồng rừng thì phải xem xét, còn những dự án đã cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể để tính toán, trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường, an ninh quốc gia…

Chưa bằng lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát, ĐB Tuyết gay gắt: “Tại sao cho thuê cả những diện tích đã có chủ, diện tích rừng phòng hộ và đề nghị Bộ cho biết sắp tới có tiếp tục cấp phép nữa không?”

Cũng như ông Tuyết, ĐB Tiến một lần nữa đứng lên: “Về pháp lý, người nước ngoài đã cầm trong tay giấy chứng nhận đầu tư, không có lý gì họ không được giao đất. Quản lý ngành về lĩnh vực đó, Bộ trưởng phải biết chứ…?”.

Bị ĐBQH dồn liên tục, Bộ trưởng Phát thừa nhận một số địa phương có thiếu sót, nhiều khu đất được cấp phép cho thuê chồng lên cả những diện tích đã giao cho bà con hoặc đất của dự án khác.

Trước câu trả lời của người đứng đầu Bộ NN&PTTNT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhiều lần phải nhắc nhở: “Bộ trưởng trả lời chưa rõ”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: toàn bộ diện tích được cho thuê theo giấy phép chưa được giao trên thực tế, mà phải đợi sau khi kiểm tra, đủ điều kiện mới giao. Còn chủ trương sắp tới thế nào phải đợi Chính phủ rà soát lại, “Tôi mà nói nữa sợ vượt quá thẩm quyền”.

Cũng là vấn đề liên quan đến cho thuê đất rừng, ĐB Nguyễn Đình Xuân  (Tây Ninh) quyết liệt: “Thực sự Bộ trưởng không nắm được vấn đề. Hơn 300 ngàn hécta rừng đó mà dư luận, nhân dân không phát hiện ra thì đến nay đã được giao cả rồi”.

Trước tình trạng phá rừng, ĐB Xuân gay gắt: “Quốc hội đã giao đồng chí cái chìa khóa, trong tay đồng chí có hàng ngàn kiểm lâm được trang bị vũ khí tối tân, nhưng đồng chí đã cho “gác cửa trước, mở cửa sau” và đặt câu hỏi “ai hưởng lợi từ việc phá rừng, là Tổng Tư lệnh ngành, đồng chí đã không hoàn thành nhiệm vụ?”

Cùng với câu hỏi của ĐB Xuân, ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) cũng đề nghị cho biết việc phá “rừng xấu” để trồng cao su.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng việc phá rừng không làm bừa mà tiêu chí rừng tốt hay xấu, nghèo hay nghèo kiệt đã có Hội đồng khoa học nhưng ĐB Xuân vẫn chưa thỏa mãn sau khi đề nghị Bộ trưởng cung cấp danh sách các nhà khoa học đó.

Với phần của Bộ trưởng Cao Đức Phát, các ĐBQH còn nêu nhiều vấn đề: giá lúa gạo cho nông dân, tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả gây thiệt hại, việc thu hồi đất lúa làm các khu đô thị, khu công nghiệp…

Thu Hằng

Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng trái pháp luật gây ra là  669ha (giảm 55,5% so với cùng kỳ năm 2009). Tuy vậy, do thời tiết nắng nóng, khô hanh, tổng số vụ cháy rừng lên tới 474, tăng hơn 2,3 lần; diện tích bị cháy 2.881ha, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.(nguồn: Bộ NN&PTNT)

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.