Ninh Bình đẩy mạnh phát triển văn hóa, con người để phát triển bền vững

Vẻ đẹp của Tràng An
Vẻ đẹp của Tràng An
(PLVN) - Với quan điểm văn hóa, con người vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ngày 26/6/2017, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững”. 

TS. Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình trao đổi xung quanh quá trình 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết này:

Ngành Văn hóa & Thể thao Ninh Bình có vai trò như thế nào trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10?

Sau khi Ban thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 27/10/2017, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch số 188/KH-UBND để triển khai thực hiện với mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử. Song song với đó, mục tiêu xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ, văn minh, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ cũng đóng vai trò chủ chốt.

Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường
 Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường

Việc triển khai Nghị quyết số 10 nói trên chứng tỏ Ninh Bình đã và đang nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu với tỉnh ban hành 22 văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện với những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể ngắn hạn cũng như định hướng tầm nhìn dài hạn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Bên cạnh công tác tham mưu, Sở Văn hóa và Thể thao cũng ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTT&DL và các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Với nhiệm vụ này, Sở Văn hóa & Thể thao Ninh Bình đã triển khai định hướng như thế nào?

Ninh Bình xác định mỗi tổ chức của xã hội cần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở.

Vẻ đẹp của danh thắng Tràng An
 Vẻ đẹp của danh thắng Tràng An

Hai năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tiêu chuẩn xây dựng các danh hiệu văn hóa; hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa bảo đảm đúng tiêu chuẩn; vận động nhân dân thực hiện quy ước, hương ước, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; huy động các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa…

Nhờ đó, kết quả về việc phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có sự bứt phá ngoạn mục. Năm 2018, có 88,21% hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 89,9% làng, phố đạt danh hiệu văn hóa; 76,27% xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 41,7% phường, thị trấn được công nhận danh hiệu chuẩn văn minh đô thị. Hiện, Ninh Bình có 200 lễ hội diễn ra thường niên, các lễ hội được tổ chức trang trọng về phần lễ, văn minh trong phần hội.

Ninh Bình là một trong số ít tỉnh, TP duy trì nghi thức về chào cờ hàng tháng. Theo ông, hoạt động này có ý nghĩa gì đặc biệt?

Từ năm 2017, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ vào sáng thứ 2 đầu tuần của tháng. Sau nghi thức chào cờ, hát quốc ca là những câu chuyện kể về cuộc đời, hoạt động của Bác đồng thời biểu dương, suy tôn các cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc trong tháng để ghi tên trong sổ vàng “Gương sáng Đảng viên”. Nghi thức này đã trở thành nền nếp, hoạt động sinh hoạt chính trị, tạo sức lan tỏa phong trào học tập và làm gương Bác. Đây cũng là một nét đẹp trong việc xây dựng văn hóa trong chính trị.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh tặng hoa cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tháng 2/2019 trong buổi sinh hoạt dưới cờ
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh tặng hoa cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tháng 2/2019 trong buổi sinh hoạt dưới cờ 

Ngoài ra, Ninh Bình cũng là một tỉnh được đánh giá xây dựng tốt văn hóa trong kinh tế bởi văn hóa ứng xử, đạo đức trong kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Ninh Bình chú trọng xây dựng văn hóa trong phát triển du lịch bền vững: gìn giữ cảnh quan, môi trường, không để người dân chèo kéo, bán hàng rong, xin tiền du khách… Quá trình kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất cũng đều hướng đến quyền lợi của người tiêu dùng và giữ gìn bản sắc, xây dựng thương hiệu quê hương, đất nước.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 10, Ninh Bình xác định cần tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào?

Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 10, Ninh Bình đã đặt ra 5 nhiệm vụ chính gồm: xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh; xây dựng con người Ninh Bình phát triển toàn diện; bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa; xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, hiệu quả hoạt động văn hóa; nâng cao hiệu quả, chất lượng  công tác thông tin tuyên truyền của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh.

Theo đó, để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành là giải pháp mang tính then chốt. Ngoài ra, giải pháp về huy động và khai thác nguồn lực trong quá trình lựa chọn cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở và thu hút tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng vô cùng quan trọng. Thời gian tới, Ninh Bình cũng sẽ tăng cường sức mạnh toàn dân trong xây dựng, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa, xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển.

Để thực hiện tốt có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên, nhiều ý kiến cho rằng, Ninh Bình cần tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Về vấn đề này, ngành Văn hóa & thể thao có quan điểm như thế nào?

Thời gian qua, công tác thể dục thể thao tại Ninh Bình được coi trọng, tỉnh đã đào tạo được 790 vận động viên thành tích cao, mở 71 lớp năng khiếu nghiệp dư tại các xã, phường. Các vận động viên thi đấu giải trong nước và quốc tế đạt hơn 500 Huy chương các loại. Tính đến hết năm 2018, Ninh Bình đã có 138/145 xã có Nhà văn hóa, có 144 khu thể thao, 1.567/1.679 thôn, phố có nhà văn hóa, có 97/118 xã đạt tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Vận động viên Ninh Bình đạt HCV trong giải Giải vô địch cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á 2019
 Vận động viên Ninh Bình đạt HCV trong giải Giải vô địch cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á 2019

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, ngành Văn hóa đề nghị tỉnh Ninh Bình quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa như: Trung tâm văn hóa tỉnh; Nhà hát Chèo; Bảo tàng tỉnh; Thư viện tỉnh. Đồng thời, cũng  đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế.

 Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! 

Đọc thêm

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.