Những phụ nữ không có ngày 8/3

 Với hàng triệu người phụ nữ Việt Nam thì ngày 8/3 là ngày họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy tấp nập của cuộc sống, vẫn có nhiều phụ nữ chưa được hưởng một ngày vui tương xứng với những hy sinh của họ cho gia đình

Với hàng triệu người phụ nữ Việt Nam thì ngày 8/3 là ngày họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy tấp nập của cuộc sống, vẫn có nhiều phụ nữ chưa được hưởng một ngày vui tương xứng với những hy sinh của họ cho gia đình. Cuộc mưu sinh qua ngày khiến họ không cho phép mình được nghĩ đến những mơ ước, dù rất đơn giản. Với họ, hạnh phúc, niềm vui chính là miếng ăn bỏ vào bụng, hay những đồng tiền lam lũ kiếm được để lo cho con cái, gia đình.

 

Thầm lặng giúp phố phường khang trang, sạch đẹp
Thầm lặng giúp phố phường khang trang, sạch đẹp

Tê tái những phụ nữ bán hàng rong

Chúng ta thường bắt gặp bóng dáng các cô, các chị dưới tấm nón lá thấp thoáng đâu đó. Họ là những người phụ nữ thôn quê, quanh năm tần tảo buôn thúng bán mẹt, bám trụ mặt đường để có nguồn thu nhập lo cho kinh tế gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, một nhóm các chị bán hoa rong vui vẻ cười đùa: “8/3 chỉ dành cho các cô bác giàu có, các chị làm công sở thôi. Những hôm nào ế hàng còn đầy hoa chẳng là ngày 8/3 của nhà chúng cháu chứ là gì?”. Các cô lại khúc khích cười nghiêng ngả mà sao trong sâu đôi mắt vẫn ánh lên nỗi buồn vời vợi...

“Phải đấy, mùng 8/3 là của ai đó chứ không phải của mình” - câu nói của chị Trần Thị Thùy Thơm (quê ở thị trấn Mậu A, Yên Bái) như chất chứa bao sự tủi thân.

Chị Thơm bán hoa quả rong trên hè phố Hà Nội đã nhiều năm nay. Gánh hàng hoa quả của chị gồm đủ thứ, từ ổi, mận, củ mã thầy, mỗi ngày chị kiếm được 70.000-80.000 đồng tiền lãi. Chị chỉ dám ăn bữa trưa và bữa tối 16.000 đồng, tiền trọ mỗi tối 7.000 đồng, còn lại dành dụm nuôi con.

Ở căn phòng trọ tại phường Chương Dương của chị Thơm có mười chị em phụ nữ, nhưng chị là người có cuộc sống vất vả nhất. Bươn chải với nghề hàng rong 8 năm nay ở Hà Nội, sáng nào chị cũng có mặt ở chợ Đồng Xuân - Bắc Qua từ lúc 5h để mua buôn hoa quả đi bán lẻ.

Từ ngày lấy chồng đến nay đã 17 năm, chị chưa có đến một ngày 8/3. “Nhiều lúc tôi nghĩ mà cứ thấy tủi thân. Ngày 8/3 năm ngoái, 7h tối tôi mới bán hết hàng và quay về phòng trọ, cũng chẳng nhớ ra hôm đó là ngày của mình. Ở cùng phòng có một chị bán hoa về kể hôm nay lãi lớn mới nhớ ra”. Mùng 8/3 năm nay với chị cũng vậy, “tôi vẫn rong ruổi với gánh hàng đến tối thôi”.

Cùng quê với chị Thơm còn có chị Lê Thanh Mùi, cũng làm nghề bán hoa quả rong ở Hà Nội. Chị kể: “Lần đầu tiên sau 11 năm lấy nhau, tối 8/3 năm ngoái, chồng em gọi điện. Hôm ấy bán hàng về mệt, em lăn ra ngủ. Khi chồng gọi điện em còn hỏi “có việc gì”. Chồng em đã bảo: “Hôm nay là ngày của mẹ thằng Cu mà không nhớ à?”.

Chỉ một câu nói ấy thôi đã khiến chị Mùi ứa nước mắt cảm động. Phàm là người phụ nữ, ai lại chẳng muốn nhận được sự quan tâm, săn sóc, chia sẻ của người mình thương yêu. Nhìn cảnh vợ chồng, con cái quấn quýt vào ngày 8/3 của nhiều gia đình thành phố, chị Mùi thèm khát lắm cái không khí đầm ấm đó.

Bên gánh hàng rong
Bên gánh hàng rong
Nhọc nhằn “bán sức”

Gạt vội chân chống những chiếc xe đạp ọp ẹp cũ kỹ, lỉnh kỉnh những đòn gánh, mẹt,  sàng, tải cũ... Hơn mười người phụ nữ cùng ngồi co ro nơi gầm cầu vượt Mai Dịch, bắt đầu một ngày “bán sức” chờ đợi người đến “thuê mua”.

Chị Bùi Thị Hoa (38 tuổi) tâm sự: “Cũng không phải làm chuyên nghiệp gì đâu, chỉ tranh thủ những lúc nông nhàn chúng tôi mới rủ nhau lên đây làm thêm. Đạp xe từ 5h, 6h sáng, từ Thạch Thất sang đây, ngày nắng ấm thì không sao, chứ mấy ngày hôm nay lạnh quá, nhưng vẫn cứ cố thôi chứ biết làm sao. Mà tính ra tôi cũng đứng nơi chợ người này đến gần 10 năm rồi đấy”.

Vốn quen với cuộc sống ruộng đồng ở vùng quê nghèo nên với chị, ngày 8/3 là ngày “từ hồi nhỏ đến giờ chưa biết tới”. Chưa kịp nói dứt câu, thấy mấy người chạy vội ra chiếc xe tải chở cát đang đứng phía góc đường, chị cũng vội vàng đứng phắt dậy. Về ngồi lại, chỉ tay theo hai người phụ nữ vừa dắt xe đạp với theo chiếc xe tải chị xuýt xoa: “Xe cát nhỏ, hơn 2 khối 50.000 đồng hai người. Vất vả lắm nhưng cũng vẫn may. Có khi đến 2-3 ngày cứ đạp xe đến rồi lại đạp xe về mà không có ai thuê. May mắn thì cũng vất vả lắm. Ngày có bù ngày không thì mỗi ngày cũng được 100.000 đồng. Ngày được đến 200.000-250.000 đồng thì đều về muộn. Có khi 8h tối mới xong khoán, đạp xe về đến nhà cũng đã hơn 9h tối”.

Chị Nguyễn Thị Mơ (quê Thanh Hóa) ngồi cạnh đấy phân trần: “Ngày lễ hay ngày thường cũng thế cả. Nhắc đến chợ người thì ai cũng biết. Thôi thì làm đủ thứ việc, những việc người ta ngại động tay, động chân thì tới lượt mình. Từ những việc nhẹ nhàng như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa đến những việc nặng nhọc như xúc đất, cát, gánh gạch, vác xi măng đủ cả. Nhưng chủ yếu họ vẫn thuê mình xúc cát, gánh gạch... cho các công trường xây dựng. Cứ 20.000 đồng một mét khối. Có ngày kiếm được 100.000-200.000 đồng là gánh đến 2-3 tấn trên vai”.

Bon chen góc “chợ người” đường Bưởi, ba người phụ nữ đang ngồi phía đầu dốc như lọt thỏm nơi góc chợ có đến gần 20 người đàn ông. Cùng ở xa lên đây mưu sinh, chị Trần Thị Vinh (Nghệ An) chia sẻ: “Phụ nữ đứng ở chợ người vất vả lắm. Nhiều người hỏi sao bon chen được với đàn ông con trai? Nhưng thật ra có những việc phụ nữ làm được mà đàn ông lại vụng. Mà nhiều khi những người đến thuê cũng chẳng phân biệt đàn ông đàn bà. Mình xác định làm nơi “chợ người” này là cũng chấp nhận nặng nhọc chẳng khác gì đàn ông chứ”.

Khi được hỏi tới có mong ước gì trong ngày 8/3, chị Vinh bảo không hy vọng sẽ được tặng hoa, hay được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa... mà chỉ có một điều giản dị: Được nhiều người gọi việc hơn.

Chị Lành, một lao động đến từ Nam Trực, Nam Định cho biết, cuộc sống vất vả, chị lên thành phố kiếm việc “ai thuê gì thì làm”, để có đồng trang trải và lo cho con đi học. Ở nhà có nghe về ngày 8/3 trên ti vi nhưng lên đây mới thấy không khí như vậy nhưng biết chỉ để mà biết thôi chứ cũng chẳng làm gì. Một bó hoa hay một món quà là điều vô cùng xa xỉ đối với chị Lành. Tuy vậy, người phụ nữ này không buồn, chị vẫn vui vì bản thân đang góp phần vào hạnh phúc của gia đình mình. Vui vẻ đếm những đồng tiền lẻ sau một ngày lao động mệt nhoài, chị Lành nhẩm tính: “Hôm nay công việc nhẹ lắm, thế mà kiếm được những 80.000 đồng, mừng rơn”.

“Vui gì ngày 8/3?”

Chẳng phải riêng mùng 8/3 mà đêm nào cũng thế, những tiếng chổi tre đều đặn lùa vào từng ngõ ngách phố phường trong đêm khuya. Những chị lao công lặng lẽ với công việc của mình dọn sạch những bó hoa vứt chỏng trơ bên vỉa hè hay dưới những rãnh nước. Tôi đã phải chờ họ rất lâu cho đến khi công việc của họ kết thúc thì đồng hồ đã chỉ sang ngày 8/3 từ bao giờ.

Một chút thảnh thơi của cuối ngày làm việc, một chị lao công ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân: “Đêm nay còn đỡ chứ đêm mai các cô cậu yêu nhau tặng hoa rồi buổi khuya vứt bừa bãi đầy đường. Chúng tôi lại tha hồ mà quét chứ vui gì ngày 8/3?”.

“Một ngày 8/3 của chị có niềm vui gì không?” - tôi cất tiếng hỏi. Chị ngồi lặng im một lát rồi không trả lời tôi, chị đứng dậy quét dọn nốt quãng đường cuối cùng.

Thấy vậy, người đồng nghiệp của chị ghé tai nói nhỏ với tôi: “Chị ấy năm nay đã ngoài 40 tuổi mà đã có chồng con gì đâu”. Chợt thấy mình có lỗi vô cùng, tôi đứng tần ngần bên chiếc xe rác của chị rất lâu. Hà Nội càng đêm càng lạnh thấu xương...

Ai đó cứ bảo phố phường về đêm tĩnh và vắng vẻ lắm. Nhưng nếu để ý kĩ thì hình như là không phải. Lượn xe một vòng khắp các con đường, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng dáng cần mẫn của các chị lao công. Họ đang ngồi tụm lại với nhau trò chuyện về gia đình, về công việc hay về muôn thứ nhỏ nhặt của cuộc sống. Nụ cười đôi lúc bật lên giòn tan và trong trẻo. Bởi chính họ, chính các cô, các chị lao công là những người đầu tiên đón nhận thời khắc của một ngày 8/3. Và cũng chính họ là những người làm công việc “hậu 8/3” vào buổi đêm ngày hôm sau. Chỉ có điều liệu họ thực sự có một ngày 8/3 theo đúng nghĩa hay không? Điều này chúng ta vẫn thường vô tâm.

Một chị bán ngô dạo run rẩy trong giá lạnh, một cô thu gom giấy lộn ngủ vùi trên một góc phố Bà Triệu trong chiếc chăn mỏng manh được làm bằng nilon mỏng, và ngoài đê sông Hồng hun hút gió, nhịp sống của những phụ nữ lao động ở khu chợ Long Biên dường như mới chỉ bắt đầu. Họ, ở một góc khuất nào đó của đời sống, đã làm nên vẻ đẹp đa màu sắc của cuộc sống chốn thị thành. 

Thu Hồng

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.