Những người “đưa đò” ở Trường Sa

Những chuyến đò trên biển Trường Sa.
Những chuyến đò trên biển Trường Sa.
(PLO) - Chỉ duy nhất đảo Trường Sa lớn có cầu cảng đón được tàu KN 490 cập mạn, nhưng cũng không vì vậy mà các chuyến xuồng chuyển tải được "nghỉ ngơi". Những người "đưa đò" ở Trường Sa đã hoạt động gần như không biết mệt mỏi trong cả cuộc hành trình dài 11 ngày trên biển.

Tổ lái trên biển Đông

Bãi Phúc Tần, nhà giàn DK1/17, điểm đến cuối cùng trong cuộc hải trình kéo dài 11 ngày cuối tháng 4/2016, sóng lừng lên cấp 3. Sau hai chuyến xuồng chở khách cập chân nhà giàn an toàn, điều kiện sóng thay đổi, buộc chỉ huy đoàn phải tạm ngừng những chuyến xuồng tiếp theo, ưu tiên xuồng chuyển tải chuyển hàng lên nhà giàn trước.

Những kiều bào về từ Hàn Quốc sau này kể lại rằng, họ phải mất tới 4 lần đưa xuồng cập chân nhà giàn mới cẩu được hết hàng trăm kg thiết bị lên tới nơi tập kết. Trong khoảng thời gian "tạm nghỉ" hiếm hoi đó, trưa nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại, Trung sỹ Đinh Văn Công vớ vội cốc nước tu ừng ực, rồi bẻ đôi bắp ngô luộc đưa cho tôi: "Anh ăn đi cho đỡ đói, phải xuống xuồng luôn bây giờ đấy".

Đinh Văn Công, trung sỹ, một trong những người đưa đò trên biển Trường Sa của tàu KN490.
Đinh Văn Công, trung sỹ, một trong những người đưa đò trên biển Trường Sa của tàu KN490.

Nhìn đồng hồ, đã 1h30' chiều, trong khi giờ ăn trưa trên tàu bình thường là lúc 11h30' trưa hằng ngày. Nhưng điều kiện sóng bất thường đã khiến toàn tàu quyết tâm hoàn thành xong điểm đến cuối cùng, nên cơn đói cũng qua nhanh.

Công quê ở Quảng Xương (Thanh Hóa), vùng quê nghèo nằm cuối dải đất xứ Thanh vẫn thường được ví von là "nhất Gia, nhì Xương" bởi sự khắc nghiệt của thời tiết và sự cằn cỗi của đất, khiến kinh tế thường rất khó khăn. Nhưng mảnh đất khô cằn đó thường nuôi lớn những người con biết "bền gan, bấm chí", chịu thương chịu khó,  mà trung sỹ Đinh Văn Công, thuộc lực lượng kiểm ngư, một trong những người đưa đò trên biển Trường Sa của tàu KN490 là một ví dụ.

Chuẩn bị hạ xuồng chuyển tải.
Chuẩn bị hạ xuồng chuyển tải.
Trên con tàu hiện đại KN490 là những gương mặt còn rất trẻ.
Trên con tàu hiện đại KN490 là những gương mặt còn rất trẻ.
Chuẩn bị đưa tàu cập cầu cảng đảo Trường Sa lớn.
Chuẩn bị đưa tàu cập cầu cảng đảo Trường Sa lớn.

Sáng sớm mỗi ngày, khi tàu vừa hạ neo, là tổ xuồng đã nghe hiệu lệnh "tập trung hạ xuồng". Những chuyến xuồng chuyển tải gầm gào cưỡi sóng lao trên mặt biển về các điểm đảo, chuyển khách lên xong là vội vã quay ngược ra tàu đón khách khác.

Mỗi chuyến xuồng chuyển tải chở được 10-12 người. Khi đoàn khách cuối cùng lên được chân đảo thì xuồng neo vội, sẵn sàng chuẩn bị chở những người khách lên sớm nhất rời đảo về tàu.

Có những điểm đảo điều kiện thủy triều lên xuống theo giờ, như ở Cô-lin, thì xuồng phải quay ra quay vào liên tục. Cứ mỗi tiếng đồng hồ, mực nước lại hạ mất 1 cốt, khả năng mắc cạn rất cao. Chính vì vậy, trong vòng 3h đồng hồ đưa các nhóm kiều bào lên được với Cô-lin, 2 chiếc xuồng chuyển tải và 1 chiếc CQ của đảo phải hoạt động liên tục như thoi đưa, gần như không có thời gian neo nghỉ.

Nụ cười của những tổ lái trên KN 490. Ảnh: Hồng Liên.
Nụ cười của những tổ lái trên KN 490. Ảnh: Hồng Liên.

Xuồng chuyển tải tiếp mặt nước. Trên tàu KN 490 có 2 chiếc xuồng chuyển tải như vậy.
Xuồng chuyển tải tiếp mặt nước. Trên tàu KN 490 có 2 chiếc xuồng chuyển tải như vậy.
Một chuyến đò trên biển Trường Sa.
Một chuyến đò trên biển Trường Sa.
Viên Thành Đạo, một người "đưa đò" quen thuộc trong chuyến hải trình này, chiều 22/4/2016, sau khi xuồng được cẩu lên vị trí, vội vàng chạy ào xuống nhà tắm. Mấy phút sau, trong bộ quân phục nghiêm trang, quân hàm trung úy hải quân, anh Đạo đã bồng súng đứng bên bàn lễ, chuẩn bị chờ buổi lễ tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh ở vùng biển Cô lin - Len đao - Gạc Ma - Huy gơ.

Để đưa đoàn bắt đầu và kết thúc chuyến hải trình trọn vẹn, an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong mỗi chuyến ra Trường Sa. Cũng vì vậy, những tay lái xuồng chuyển tải, vẫn thường tự ví mình là "người đưa đò", luôn phải là những tay lái cứng, thông thuộc từng cửa luồng vào đảo trên biển Trường Sa, và yếu tố đương nhiên là sức khỏe phải cực tốt để đáp ứng cường độ làm việc cao, liên tục tập trung tuyệt đôi trong mỗi chuyến chuyển tải.

Đưa khách vào đảo.
Đưa khách vào đảo.
Ném dây mồi chuẩn bị đưa tàu cập cầu cảng Trường Sa lớn.
Ném dây mồi chuẩn bị đưa tàu cập cầu cảng Trường Sa lớn.
14 điểm đảo chìm, đảo nổi và nhà giàn DK1 phải cập mạn trong chuyến đi này, từ Đá Lớn (A, B, C) tới Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn hay Cô-lin..., những chuyến xuồng luôn phải gầm gào đè sóng. Ngày 23/4/2016, sóng lớn khi vào Phan Vinh, anh Đạo chỉ tay vào cửa luồng đang lừng sóng:
"Có 2 điểm đảo cửa luồng khó vào nhất ở Trường Sa, là An Bang và Phan Vinh. Cửa luồng hẹp, từ chân đảo ra ngắn, và tụt xuống độ dốc rất lớn, nên sóng dội vào mép đảo rất dữ. Lái không chuẩn theo đà sóng là... khách ướt sạch".

Cũng vì vậy, mà trước khi xuống xuồng vào Phan Vinh, toàn bộ hành khách đều được yêu cầu bọc kín máy móc vào túi ni lông, không giơ điện thoại ra ngoài và sẵn sàng chịu... ướt nước biển.

Cưỡi sóng đưa khách rời tàu KN 490 hướng về phía nhà giàn.
Cưỡi sóng đưa khách rời tàu KN 490 hướng về phía nhà giàn.
Khi mặt trời đã tắt nắng, các xuồng chuyển tải được kéo lên, nhưng không có nghĩa là ngày làm việc của những người "đưa đò" đã kết thúc. Đêm xuống, họ phải chia ca tiếp tục đưa tàu KN 490 khởi hành.
Khi mặt trời đã tắt nắng, các xuồng chuyển tải được kéo lên, nhưng không có nghĩa là ngày làm việc của những người "đưa đò" đã kết thúc. Đêm xuống, họ phải chia ca tiếp tục đưa tàu KN 490 khởi hành.

Sau một ngày lái xuồng chuyển tải, đêm xuống muộn, những bộ quần áo bảo hộ được tháo xuống, các anh Đạo, Công lại khoác lên mình bộ quần áo kiểm ngư, lên ca-bin chỉ huy vào ca trực, để đưa KN490 tiếp tục hải trình qua điểm đảo khác. Mỗi ca trực 3 người, 3 tiếng/ ca lái, tính ra trung bình mỗi ngày đêm, mỗi người trong só các thành viên tổ lái tàu, xuồng KN490 chỉ có 3 tiếng đồng hồ để ngủ.

Những người thầm lặng trên KN 490

Ngày 18/4/2016, KN 490 nổ máy rời cảng Cát Lái, bắt đầu chuyến hành trình ra với Trường Sa. Gần như ngay lập tức, phía đuôi tàu, những bì hành, tỏi được hạ xuống, và những chàng trai còn rất trẻ lúi cúi ngồi bóc vỏ. Đó là những thành viên của tổ bếp. Họ đang chuẩn bị sẵn gia vị cho chuyến hành trình dài 11 ngày của hơn 200 thành viên trên tàu.

Cũng trong đêm đó, những bì rau cải được rửa sạch, thái nhỏ, phơi se bề mặt rồi nhồi vào 3 thùng chứa to, để muối dưa. Rau xanh sẽ không giữ được lâu, và đó sẽ là nguồn rau giữ cho những ngày cuối cùng của chuyến hải trình.

Những chuyến đò trên biển Trường Sa luân phiên hoạt động không ngơi nghỉ.
Những chuyến đò trên biển Trường Sa luân phiên hoạt động không ngơi nghỉ.

Về từ Séc, chị Nguyễn Thị Loan có mặt trong chuyến đi này cùng chồng là anh Thiều Văn Quang (nhà báo, Phó Chủ tịch chi hội người VN tại TTTM Sapa, Praha). Từ giây phút bóc vỏ hành, vỏ tỏi đó, chị Loan gần như đồng hành cùng tổ phục vụ trên tàu trong suốt cuộc hành trình, tự nguyện xắn tay giúp từ rửa bát, dọn bàn, quét sàn phòng ăn cho tới sắp mâm khi tới bữa.

Ở Praha, như anh Quang kể, tài sản "không có gì nhiều", chỉ hơn 600m2 đất giữa cái thành phố cổ kính nổi tiếng đăt đỏ này, với tòa nhà 4 tầng, mỗi tầng rộng chừng 135m2, còn chị Loan là một bà chủ nhỏ. Nhưng lên tàu KN 490, chị Loan không nề hà bất cứ một việc lớn nhỏ nào trong bếp của chiếc tàu kiểm ngư này, để "đỡ đần giúp mấy anh em một tay".

16 người trong tổ phục vụ, thời gian làm việc của mỗi người thường bắt đầu từ 3h30' sáng mỗi ngày, chuẩn bị hơn 200 suất ăn mỗi bữa để 5h30' tàu báo thức, 6h toàn tàu ăn sáng. Mỗi thành viên trong đoàn mỗi ngày ăn 4 bữa: Sáng lúc 6h, trưa lúc 11h30', tối lúc 17h30' và đêm lúc 21h, vị chi mỗi ngày phải phục vụ hơn 1.000 suất ăn.

12h đêm hằng ngày, sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ, những bóng dáng tận tình ấy mới được ngả lưng, để 3h sáng hôm sau đã tỉnh dậy chuẩn bị cho một ngày mới.

Tổ phục vụ đang chuẩn bị bữa trưa cho khách. Mỗi hành khách trên tàu được phục vụ 4 bữa ăn mỗi ngày.
Tổ phục vụ đang chuẩn bị bữa trưa cho khách. Mỗi hành khách trên tàu được phục vụ 4 bữa ăn mỗi ngày.
Thượng úy Nguyễn Văn Trung, biệt danh là Trung "tây",  vì dù là lính đi biển đã nhiều năm, nhưng gương mặt anh luôn trắng như con gái bởi suốt ngày lúi húi trong bếp, gặp lại chúng tôi sau 8 năm. Trước, anh là tổ trưởng tổ bếp tàu HQ936, cùng nhau lắc lư say sóng trong chuyến công tác biển động mù mịt tháng 1/2008. 8 năm sau, anh là tổ trưởng tổ bếp trên tàu KN 490.

Chúng tôi lại được gặp những bữa cơm 2 món chính, 1 món rau, 1 món canh, thi thoảng tăng gia thêm ít cá tươi anh em trên đảo tặng, mà anh Giang Công Thế kể rằng dù đơn giản nhưng ai ai cũng rất ngon miệng, thậm chí có người tăng cân sau chuyến hành trình.

Một góc bếp tàu KN 490, đầu bếp toàn là đàn ông. Trên chuyến tàu này nhiều nữ kiều bào đã xuống trợ giúp một tay, nên tạo nên sự gần gũi, bếp KN 490 luôn có tiếng cười vui đùa, dù công việc mỗi ngày rất nặng.
Một góc bếp tàu KN 490, đầu bếp toàn là đàn ông. Trên chuyến tàu này nhiều nữ kiều bào đã xuống trợ giúp một tay, nên tạo nên sự gần gũi, bếp KN 490 luôn có tiếng cười vui đùa, dù công việc mỗi ngày rất nặng.

Với cường độ làm việc như vậy, nhưng những trường hợp đặc biệt lại được chăm sóc ngay lập tức. Trần Thị Hồng Liên (Việt kiều Úc) kể lại rằng: "Khi một chị cùng phòng 325 bị ốm, chị nhờ người viết sang nhà bếp để “ngoại giao” cho chị tô cháo. Trong lúc người viết còn đang ngần ngại mở lời thì mấy anh em đang lúi húi nấu bữa tối đã tận tình hỏi xem chị ấy muốn ăn cháo nấu với thịt lợn hay bò và “điều” ngay một anh bắc nồi nấu.

Ngay trước bữa tối đã có một anh mang tô cháo nóng hổi tới tận phòng. Điều đáng nói là sáng ngày hôm sau, dù không được đề nghị, các anh nhà bếp vẫn nhớ nấu cháo sẵn sàng và lại mang tới phòng cho “bệnh nhân”.

KN 490 neo trên biển Trường Sa, tháng 4/2016.
KN 490 neo trên biển Trường Sa, tháng 4/2016.

Khi những dòng viết này lên trang, tàu KN 490 đang nổ máy cho chuyến hành trình thứ 4 trong năm 2016 đưa khách ra Trường Sa. Thiếu úy Nguyễn Thanh Luân (quê Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh) nhắn máy chào, báo rằng tổ phục vụ rất nhớ khi được gặp những hành khách tình cảm như đoàn kiều bào năm 2016.

Còn ở bờ, từ Hà Nội cho tới Ucraina, Úc hay Mỹ..., những lời tâm sự về ấn tượng sau chuyến hải trình cùng KN 490 vẫn hằng ngày được các thành viên đoàn công tác số 6 chuyển lên các trang viết cá nhân, mỗi ngày.

Với tất cả họ, Trường Sa nay đã trở thành một nỗi nhớ khó nguôi ngoai.

Đọc thêm

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.