Những đổi thay trên quần đảo Trường Sa

Hệ thống điện gió và điện mặt trời trên đảo Nam Yết
Hệ thống điện gió và điện mặt trời trên đảo Nam Yết
(PLO) - Đến với Trường Sa giữa những ngày tháng 5 mùa khô, được đi dưới những tán dừa trên đảo Nam Yết, ngắm những hàng hoa giấy trên đảo Sơn Ca hay chụp ảnh dưới những tán bàng vuông trên đảo Trường Sa Lớn, không ai nghĩ rằng chỉ mới cách đây mươi năm, điện, nước, rau xanh còn là những khát khao cháy bỏng với những người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Vườn rau “di động” trên đảo Đá Lớn

Gọi là vườn rau “di động” vì rau được trồng vào các khay lớn để xung quanh đảo. Đất và giống rau được mang từ đất liền ra. Tùy theo mùa mà các khay rau được di chuyển đến những nơi kín gió để rau sinh trưởng tốt nhất. Đảo Đá Lớn thuộc một bãi đá ngầm của nền san hô ngập nước, mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm.

Vườn rau di động trên đảo Đá Lớn
Vườn rau di động trên đảo Đá Lớn

Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng nóng kéo dài từ sáng sớm đến sẩm tối. Vậy mà khi chúng tôi đến, những ngọn rau muống, rau mùng tơi vẫn mơn mởn xanh tươi. Các chiến sỹ ở Đảo Đá Lớn B cho biết, nhờ được chăm sóc tốt, rau trên đảo đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu rau xanh cho bữa ăn của bộ đội.

Ở đảo Sinh Tồn Đông, cả vườn rau mơn mởn cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho các vị khách tới thăm đảo chọn làm nơi chụp ảnh.

Quân, dân Trường Sa dùng năng lượng sạch

Tới đảo Trường Sa Lớn và các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên mà ai cũng ấn tượng là các trạm phong điện (điện lợi dụng sức gió) và điện năng lượng mặt trời được đặt ở rất nhiều nơi trên đảo.

Những tán cây xanh mướt trên đảo Trường Sa lớn
Những tán cây xanh mướt trên đảo Trường Sa lớn

Hiện huyện đảo Trường Sa đã hoàn thành hệ thống điện năng ứng dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời đưa vào sử dụng, bảo đảm cho các hoạt động của quân và dân trên đảo. Tập đoàn Viễn thông quân đội cũng đã lắp đặt các trạm thu phát sóng điện thoại di động, truyền số liệu trên đảo, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Không chỉ ấn tượng về hệ thống điện, bể nước ngầm, vườn rau xanh trên đảo, sự sáng tạo của các cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa cũng để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc.

Đảo Sơn Ca là đảo nổi đầu tiên trong chuyến hành trình của chúng tôi đến với quần đảo Trường Sa. Đang nhìn những đảo chìm không một bóng cây to, Đảo Sơn Ca hiện lên trước mắt chúng tôi như một bức tranh. Những ngư dân có kinh nghiệm đi biển cho biết, trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm cành lá sum suê, rợp bóng mát, rất thích nghi với điều kiện sống của loài chim sơn ca nên từ bao đời nay loài chim này thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống. Chính vì thế, người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.

Cây cảnh, chim cảnh trên Đảo Sơn Ca
Cây cảnh, chim cảnh trên Đảo Sơn Ca

Tuy nhiên, một điều thú vị đối với những vị khách tới đảo lại là những sập gỗ, những bộ bàn ghế, những bộ khay uống trà bằng gỗ khá “sang” được kê ngay sảnh dãy nhà làm việc để khách tới thăm đảo ngồi nghỉ ngơi. Để có được những bộ bàn ghế như thế này, nếu ở Hà Nội, gia chủ sẽ phải bỏ ra không ít tiền mới có thể sắm được. Thế thì tại sao các cán bộ, chiến sỹ của Đảo Sơn Ca lại có tiêu chuẩn “sang” như vậy? Tò mò hỏi ra tôi mới biết, đây chính là sản phẩm từ bàn tay, khối óc khéo léo của các cán bộ, chiến sỹ trên đảo Sơn Ca.

Đi dọc đảo, chúng tôi cũng gặp nhiều cụm san hô được trang trí thành hình gấu trúc, hình bông hoa rất đẹp… Thế mới biết, “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Không có gì có thể ngăn cản được sự bay bổng, sức sáng tạo của người chiến sỹ Hải quân.

Máng lọc nước mặn thành nước ngọt trên Đảo Cô lin
Máng lọc nước mặn thành nước ngọt trên Đảo Cô lin

Có một điều thú vị nữa mà chúng tôi bắt gặp ở Đảo Cô Lin, đó chính là hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt được lắp đặt trên đảo. Nước biển được đổ vào một cái can treo trên cao, cho chảy từ từ xuống một máng lọc đặt bên dưới. Thế là một ngày cán bộ, chiến sỹ Đảo Cô Lin đã có khoảng 30 lít nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt.

Còn ở đảo chìm Đá Tây, chúng tôi được thưởng thức món cá chim trắng do Đội Nuôi trồng hải sản, Công ty Hải sản Trường Sa thuộc Lữ đoàn 129 gửi tặng.  Những con cá tươi rói, mỗi con nặng hơn 2 kg khiến những vị khách dù khó tính nhất cũng phải tấm tắc khen ngon. Hỏi ra mới biết, từ năm 2007, Công ty Hải sản Trường Sa đã triển khai thử nghiệm việc nuôi cá lồng bè trên khu vực Đảo Đá Tây. Rất nhiều loại cá đã được nuôi thử tại các lồng bè gần khu vực đảo như cá mú, cá chẽm, cá chim trắng…. nhưng đến nay chỉ có cá chim trắng là thích nghi và cho sản lượng tốt. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các làng chài trên biển sau này.

Những đổi thay trên quần đảo Trường Sa không chỉ giúp quân và dân huyện đảo Trường Sa vững lòng hơn, yêu mến gắn bó với biển hơn mà còn là lời động viên thuyết phục của quân và dân huyện đảo Trường Sa gửi tới đất liền: hãy vững tin vào ý chí, quyết tâm và sức mạnh của những chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.