Nhắm mắt gửi con vào nhà trẻ tự phát

 Vì không có kinh phí đầu tư trang thiết bị cũng như sự hạn chế, cẩu thả trong suy nghĩ nên hiện nay, hầu hết những nhà trẻ tự phát đều sống lẫn với gia đình “bảo mẫu”. Phòng bếp, vệ sinh và phòng của trẻ nối với nhau, không có chắn song. Các bé cứ vô tư nô đùa, khám phá ở “thế giới” có các đồ vật gia đình như: Phích nước nóng, ổ điện, dao kéo, ti vi mà không hề biết tai nạn thương tích đang chờ mình.

Vì không có kinh phí đầu tư trang thiết bị cũng như sự hạn chế, cẩu thả trong suy nghĩ nên hiện nay, hầu hết những nhà trẻ tự phát đều sống lẫn với gia đình “bảo mẫu”. Phòng bếp, vệ sinh và phòng của trẻ nối với nhau, không có chắn song. Các bé cứ vô tư nô đùa, khám phá ở “thế giới” có các đồ vật gia đình như: Phích nước nóng, ổ điện, dao kéo, ti vi mà không hề biết tai nạn thương tích đang chờ mình.

Nhà trẻ quá tải. Ảnh minh họa
Nhà trẻ quá tải. Ảnh minh họa

Nhắm mắt gửi con vì nghèo

Khoảng 12h30 ngày 13/6/2011, tại cơ sở trông trẻ của bà Nguyễn Thị Gái (ở 91/39 Miếu Hai Xã, Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng), cháu Lê Nhật Minh (5 tuổi; quê ở xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, Thái Bình; tạm trú 91/96 Chợ Hàng,quận Lê Chân, Hải Phòng) đang nằm ngủ thì bất ngờ bị chiếc ti vi 29 inch từ trên chiếc kệ gỗ rơi trúng đầu. Được đưa đến bệnh viện nhưng 9h30 phút ngày 14/6, cháu bé đã không qua khỏi do bị chấn thương sọ não.

Tai nạn xảy ra là do chiếc kệ ti vi của nhà bà Gái đã quá cũ kỹ, xập xệ, lại được đặt ở gần nơi cháu Minh nằm ngủ. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, nhà bà Gái nhận trông 13 đứa trẻ. Cơ sở trông giữ trẻ của bà Gái không có giấy phép hành nghề. Còn cháu Minh là con đầu lòng của anh Lê Văn Quân (36 tuổi) và chị Nguyễn Thị Mai (29 tuổi, quê Thái Bình). Hai vợ chồng anh Quân đều làm công nhân ở Hải Phòng. Vì đồng lương ít ỏi, không có điều kiện gửi con ở những cơ sở uy tín, anh chị đã phải gửi ở cơ sở tự phát của bà Gái từ khi cháu 18 tháng tuổi.

Đây không phải là trường hợp cá biệt bị tai nạn thương tích tại các nhà trẻ tự phát. Vì không có kinh phí đầu tư trang thiết bị cũng như sự hạn chế, cẩu thả trong suy nghĩ của chủ nhà trẻ nên những cơ sở nuôi dạy trẻ ấy đều sống lẫn với gia đình “bảo mẫu”. Phòng bếp, vệ sinh và phòng của trẻ nối với nhau mà không có chắn song. Các bé cứ vô tư nô đùa, khám phá ở “thế giới” đồ vật phích nước nóng, ổ điện, dao kéo luôn ở gần mà không hề biết tai nạn thương tích đang chờ mình.

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ ngã vào bếp than đang đun nước và hậu quả là bé bị bỏng nặng, như bé Duy Anh (3 tuổi), con của anh Văn Hùng và chị Thúy Liễu. Đều làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, bố mẹ Duy Anh đã gửi bé vào nhà trẻ tự phát gần đó. 3 ngày sau, bé đã bị ngã vào nồi nước canh của gia đình “bảo mẫu”, bỏng hai chân.

Lại có trường hợp, vì sự vô tâm, cẩu thả của người trông trẻ mà bé Thu Quyên 3 tuổi bị bạn cùng lớp lấy con dao ở bếp (của gia đình nhà trẻ tự phát) đùa nghịch và đã gây rách da, chảy máu ở chân. Chưa hết, có trẻ đã bị xe máy quệt phải khi bé lao ra ngõ chơi, bởi nhà trẻ tự phát không có song chắn cửa.

Hầu hết, các gia đình công nhân có con bị nạn đều bỏ qua không khiếu kiện bởi họ nghe xin lỗi và đồng ý sự bồi thường ít ỏi của các “bảo mẫu”. Nhưng dù thế nào, mọi sự thiệt thòi đều đổ lên đứa trẻ và gia đình chúng.

Gạt nước mắt, chị Liễu tâm sự: “Công nhân chúng tôi muốn gửi con ở nhà trẻ quốc lập, nhưng đều quá tải. Chúng tôi phải đi làm kiếm sống, con chẳng có người trông, đành gửi cơ sở giữ trẻ tự phát này. Và bi kịch đã rơi vào nhà tôi. Các đồng nghiệp của tôi, ai cũng trong trạng thái vừa đi làm vừa nơm nớp lo cho con. Họ sợ phải rơi vào bị kịch này nhưng họ vẫn nhắm mắt gửi con vì... không có sự lựa chọn”.

Không thể đình chỉ hoạt động vì phục vụ nhu cầu bức thiết?

Khảo sát sơ bộ tại một số khu công nghiệp ở Bắc Thăng Long, hầu hết các điểm giữ trẻ chung quanh các khu công nghiệp này đều có đặc điểm là người giữ trẻ không được đào tạo, thiếu phương pháp sư phạm. Hầu hết, trang thiết bị của các “trường” đều tuềnh toàng và xập xệ. Một căn phòng cấp 4 khoảng chừng 20-30m2 cùng vài cái quạt điện, vài cái dát giường, trên đó trải chiếu sờn, vài đồ chơi cũ mèm. Tất cả tạo nên một “trường học” của trẻ.

 Cái nóng gay gắt cuối mùa hạ làm cho căn phòng trông trẻ thêm bức bối. Không bức bối sao được khi căn phòng vẻn vẹn chưa đầy 20m2 mà “nhét” hơn chục đứa trẻ với chiếc quạt bàn “đuổi ruồi”. Những đứa trẻ ấy từ vài tháng đến 4-5 tuổi cùng vạ vật, chơi những đồ chơi sứt mẻ. Trông mặt mũi đứa nào cũng nhem nhuốc và xanh xao. Ngay bên cạnh, ổ điện và phích nước nóng được “bày” khắp phòng. Hai “cô giáo” một trên tuổi ngũ tuần, một vị thành niên thay nhau dỗ nẹt “học sinh” của mình.

Ở đây, mỗi nhóm trẻ gồm khoảng 10-15 trẻ trong độ tuổi 1-4 tuổi, được chăm sóc theo kiểu “được chăng hay chớ”. Việc trông nom, chăm sóc, ăn uống, kinh phí  là do thỏa thuận của cha mẹ trẻ với người nhận trông, hoạt động không có giấy phép.

Theo quy định, lẽ ra sau khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, các điểm trông giữ trẻ không bảo đảm các yêu cầu sẽ phải đình chỉ hoạt động. Nhưng thực tế cho thấy, nếu đình chỉ các cơ sở này thì hàng trăm công nhân sẽ không có nơi gửi con để đi làm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động. Vậy là các điểm trông giữ trẻ dẫu hoạt động không có phép, dẫu không bảo đảm các tiêu chuẩn vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, được coi là một giải pháp tình thế trong thời điểm hiện nay.

Sống trong các nhà trẻ tự phát ấy, lẽ dĩ nhiên, các đứa trẻ thơ ngây tội nghiệp không hề biết tai nạn đang rình rập mình. Thương thay!

Muốn xây khu công nghiệp, phải có quỹ đất cho nhà trẻ

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong các khu công nghiệp, có đến 40-50% là lao động nữ và có 70-80% số chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, xây dựng hệ thống nhà trẻ, đáp ứng nhu cầu người lao động trong các khu công nghiệp là đòi hỏi cấp thiết. Các địa phương, cơ quan chức năng, đơn vị liên quan cần nghiêm túc nhìn lại và sớm có giải pháp về vấn đề xây dựng nhà trẻ ở các khu công nghiệp đã được pháp luật quy định rất rõ: Khi thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, phải quy hoạch quỹ đất xây dựng nhà trẻ cho con công nhân... góp phần quan trọng giải quyết nỗi bức xúc, chia sẻ gánh nặng cho người lao động ở các khu công nghiệp.

Bảo Châu  

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.