Người Việt Nam có thể giành một số giải Nobel

Chân dung những người giành giải Nobel được trưng bày tại bảo tàng
Chân dung những người giành giải Nobel được trưng bày tại bảo tàng
Tiến sĩ Ulf Larsson - Phó Giám đốc Bảo tàng Nobel tại Stockholm (Thụy Điển) cho rằng: "Nếu có sự quan tâm sát sao và nỗ lực không ngừng trong các lĩnh vực khoa học, văn học và hòa bình, trong tương lai Việt Nam có thể sẽ giành một số giải Nobel".
Nhân trước thềm trao giải Nobel 2015, Tiến sĩ Ulf Larsson trò chuyện về hoạt động của Bảo tàng Nobel mang sứ mệnh truyền tải tinh thần của Alfred Nobel và khuyến khích các hoạt động trong lĩnh vực khoa học, văn học và hòa bình.
Sứ mệnh truyền tải tinh thần Alfred Nobel
Trong số những nhân vật đã giành giải Nobel, ai là người để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất?
Đằng sau mỗi hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Nobel hay mỗi công trình đoạt giải đều là những câu chuyện thú vị. Cá nhân tôi thực sự ấn tượng với cô bé người Pakistan Malala Yousafzai - người đã dũng cảm xuất hiện trước toàn thế giới đấu tranh đòi quyền đi học cho phái nữ sau khi sống sót kỳ diệu trong vụ ám sát do lực lượng Hồi giáo Taliban gây ra.
Vào ngày 12/7/2013, cô bé 16 tuổi đội chiếc khăn màu hồng đứng tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, phát đi thông điệp được mọi người tán thưởng: "Một giáo viên, một quyển sách, một cây bút có thể thay đổi thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất. Kiến thức sẽ giúp phụ nữ có thêm sức mạnh và sức mạnh này thực sự sẽ làm những kẻ khủng bố cực đoan phải khiếp sợ".
Ngày 10/10/2014, Malala được xướng tên giành giải Nobel Hòa bình năm 2014, trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất. Cô bé đã cho mọi người thấy rằng thế hệ trẻ có thể tạo nên sự khác biệt để giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn nếu họ có ý chí và quyết tâm. Đây cũng là thông điệp mà Bảo tàng Nobel muốn truyền tải tới công chúng.
Tiến sĩ Ulf Larsson, Phó Giám đốc Bảo tàng Nobel tại Stockholm (Thụy Điển).
 Tiến sĩ Ulf Larsson, Phó Giám đốc Bảo tàng Nobel tại Stockholm (Thụy Điển).
Ngoài trưng bày các hiện vật, bảo tàng còn tổ chức những hoạt động gì để thúc đẩy cảm hứng sáng tạo cho khách tham quan, thưa ông?
Chúng tôi thường xuyên tổ chức các chương trình vui chơi theo nhóm cho học sinh, sinh viên, các gia đình cũng như có các bài giảng, hội thảo chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim... về chủ đề giải thưởng Nobel và những câu chuyện liên quan. Đến với bảo tàng, trẻ em có cơ hội khám phá thế giới khoa học đầy sáng tạo thông qua những trò chơi, những bộ phim cũng như các tác phẩm văn học.
Chúng tôi làm các thí nghiệm vật lý và hóa học cho trẻ em, khuyến khích các cháu tự sáng tác thơ... Có rất nhiều trò chơi hấp dẫn cho bọn trẻ từ những thứ đơn giản nhất như tạo bong bóng xà phòng. Chúng tôi còn mời các nhà khoa học và nhà hoạt động vì hòa bình đến trò chuyện cùng các em. Theo tôi, cách tốt nhất để thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ em là khuyến khích các cháu ham học hỏi và khám phá thế giới.
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ đưa con đến thăm bảo tàng. Tiếc là không gian hiện nay của chúng tôi còn hạn chế nên chưa thể tổ chức tất cả các hoạt động như mong muốn. Chúng tôi đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà mới để tổ chức nhiều hoạt động thú vị hơn cho các gia đình.
Tôi tin rằng, tìm hiểu về giải thưởng Nobel sẽ giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy sự sáng tạo cho trẻ em, góp phần tạo nên những tên tuổi giành giải Nobel trong tương lai. Chính vì vậy chúng tôi luôn mong muốn thu hút nhiều khách tham quan hơn nữa để giúp truyền cảm hứng tinh thần Alfred Nobel.
Lĩnh vực trao giải Nobel: Không cần mở rộng
Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất để một công trình giành giải Nobel?
Tôi cho rằng tiêu chí quan trọng nhất như ước nguyện của Alfred Nobel là nhằm trao giải cho những công trình mang lại ích lớn nhất cho nhân loại. Tuy nhiên, đôi khi lợi ích đối với con người có thể chưa được ứng dụng luôn trong thực tế, nhưng rất quan trọng về lâu dài. Vì vậy, các ủy ban phải cân nhắc nhiệm vụ và đưa ra quyết định phù hợp cho trao giải hàng năm.
Đối với hầu hết những người đoạt giải, giải thưởng Nobel là một sự kiện lớn trong đời vì họ sẽ trở nên nổi tiếng và được mọi người chú ý hơn. Nhiều người được mời tham gia giảng bài hay giải Nobel cũng có thể giúp người giành giải xuất bản được nhiều sách hơn.
Đối với một số người, giải Nobel là một cái gì đó đặc biệt lớn lao. Chẳng hạn như với Albert Einstein, giải Nobel đã giúp ông xoa dịu dư luận vì trước đó đã có rất nhiều người từng hỏi ông với vẻ trách móc rằng tại sao ông chưa được giải Nobel.
Ông có nghĩ rằng trong tương lai giải Nobel sẽ được mở rộng sang một số lĩnh vực khác với những đóng góp lớn cho nhân loại dù không được đề cập trong bản di chúc của Alfred Nobel?
Cá nhân tôi không nghĩ vậy vì như những điều Alfred Nobel đã đề cập trong bản di chúc, các lĩnh vực được trao giải đều rất phù hợp và cho đến nay hoạt động trao giải Nobel vẫn được thực hiện tốt. Tất nhiên, bên cạnh 6 lĩnh vực được trao giải Nobel còn có nhiều lĩnh vực khác với đóng góp lớn lao cho nhân loại như ở lĩnh vực văn hóa, xã hội chẳng hạn. Giải Nobel đã đủ bao trùm các lĩnh vực quan trọng nên tôi nghĩ rằng không cần mở rộng thêm nữa.
Bản di chúc của Alfred Nobel được trưng bày tại Bảo tàng Nobel
 Bản di chúc của Alfred Nobel được trưng bày tại Bảo tàng Nobel
"Đừng lùi bước, hãy sáng tạo và đi đến cùng!"
Xin ông cho biết về cách thức hoạt động của Quỹ Nobel? Làm thế nào quỹ đảm bảo được tài chính để trao giải dựa trên khoản tiền Alfred Nobel để lại?
Theo bản di chúc của Alfred Nobel, Quỹ Nobel hoạt động tương tự như một công ty đầu tư. Số tiền mà Nobel để lại cho quỹ phải được tích lũy trong ngân hàng hoặc đầu tư vào những kênh an toàn nhằm tạo ra một nguồn tài chính vững chắc cho các giải thưởng và các hoạt động hành chính.
Đầu thế kỷ 20, số tiền trong Quỹ Nobel bị giảm sút do tác động của chính sách thuế và một số yếu tố khác liên quan đến đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 1946, Quỹ Nobel được miễn các loại thuế ở Thụy Điển và từ năm 1953 quỹ cũng được miễn các loại thuế đầu tư tại Hoa Kỳ, điều này đã giúp tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động đầu tư của quỹ.
Chân dung những người giành giải Nobel được trưng bày tại bảo tàng
Ông thấy có nhiều du khách Việt Nam tới tham quan Bảo tàng Nobel không? Ông có cho rằng, một ngày nào đó, sẽ có hiện vật hay tên tuổi của người Việt Nam giành giải Nobel được trưng bày tại bảo tàng?
Chúng tôi không có số liệu cụ thể về khách tham quan đến từ quốc gia nào, vì vậy, tôi không thể nói có bao nhiêu người Việt Nam đến thăm Bảo tàng Nobel. Tuy nhiên, nhìn chung, lượng khách quốc tế đến thăm bảo tàng đông hơn khách trong nước.
Trong di chúc để lại, Alfred Nobel đã tuyên bố rằng giải thưởng được trao không phân biệt quốc gia nên các quốc gia, vì thế người xứng đáng nhất sẽ nhận giải, dù có phải là người Scandinavi hay không, nhưng cũng không có bất kỳ sự đảm bảo nào để tất cả các quốc gia trên thế giới đều có thể giành giải Nobel.
Tôi cho rằng, nếu có sự quan tâm sát sao và nỗ lực không ngừng trong các lĩnh vực khoa học, văn học và hòa bình, trong tương lai có thể sẽ có một số người Việt Nam đoạt giải Nobel. Theo tôi, không chỉ làm việc chăm chỉ mà điều quan trọng là chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân kiên trì theo đuổi đến cùng những ý tưởng của mình cho dù người khác nói rằng đó là việc bất khả thi, không thể làm được đi chăng nữa. Đừng lùi bước, hãy sáng tạo và đi đến cùng!

Tin cùng chuyên mục

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.

Đọc thêm

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.