Ngày mai sẽ khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

(PLVN) - Bộ Công an cho biết, dự kiến chiều 25/2, tại Hà Nội, Bộ Công an sẽ tổ chức Lễ khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất cấp và quản lý Căn cước công dân. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ “hồ sơ giấy” sang “hồ sơ điện tử”.

Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ quản lý nhà nước.

Theo Thiếu tướng Tô Văn Huệ - Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an), Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân là một trong 6 cơ sở dữ liệu được ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. 

“Việc xây dựng CSDLQG về dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm thời gian và chi phí giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và góp phần phát triển Chính phủ điện tử”, Tướng Huệ nói.

Thiếu tướng Tô Văn Huệ cũng cho biết thêm, việc xây dựng CSDLQG về dân cư có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để dùng chung nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. 

Dựa trên cơ sở dữ liệu đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thể nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. 

Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý di biến động dân cư, hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

CSDLQG về dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc (ảnh minh họa).
CSDLQG về dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc (ảnh minh họa).

CSDLQG về dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần làm giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang lưu trữ tại các cơ quan hành chính.

TS. Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) – cho biết, thời gian tới, Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương để tích hợp CSDLQG về dân cư với hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của các bộ ngành, địa phương để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giúp cắt giảm giấy tờ công dân trên cơ sở dữ liệu công dân điện tử. 

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Đức Long – Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc VNPT – cho biết, triển khai hệ thống CSDLQG về dân cư là một bài toán hết sức phức tạp với quy mô lớn và phạm vi rộng. Hệ thống quản lý dữ liệu của hơn 100 triệu người dân, phạm vi sử dụng trên cả nước với hơn 11.500 điểm từ cấp xã, huyện đến TW với lượng người truy nhập vào hệ thống là hơn 40.000.

VNPT vinh dự được chọn là đơn vị nhà thầu chính phối hợp với GTEL-ICT, Hadic để chủ trì, thiết kế và triển khai hệ thống một cách bài bản, thận trọng nhất với những công nghệ tốt nhất và đảm bảo là hệ thống được tuân thủ tiêu chuẩn cấp độ 4 về an ninh, an toàn thông tin theo quy định của Chính phủ.

Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án trọng yếu của Chính phủ, VNPT đã tập trung tối đa nguồn lực, huy động đội ngũ kỹ sư có trình độ cao nhất Tập đoàn và 63 tỉnh/thành phố cùng các đối tác trong Liên danh quyết liệt triển khai dự án với tiến độ thần tốc và hiệu quả nhất.

 “Trong vòng 5 tháng từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021, chúng tôi đã triển khai xong toàn bộ hạ tầng kết nối, tích hợp hệ thống và triển khai các phần mềm ứng dụng cũng như tổ chức đào tạo huấn luyện cho hơn 23.000 cán bộ chiến sĩ công an sử dụng hệ thống, ông Phạm Đức Long nói, “Có thể khẳng định, đến nay mọi công tác chuẩn bị về hạ tầng và công nghệ, kỹ thuật để đưa hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào vận hành đã sẵn sàng.”

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.