Nga can dự vào Syria: Gánh nặng đường xa?

(PLO) - Trong bài phát biểu hôm 28/9 tại Liên Hợp quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi thế giới tham gia cuộc chiến chống khủng bố của Nga trong khi bảo vệ sự nguyên vẹn của Syria. Ông Putin đã kiên quyết đẩy mạnh kế hoạch này bằng việc điều động binh sĩ, vũ khí và máy bay tới Syria với hy vọng thế giới sẽ cảm thấy buộc phải theo sự dẫn dắt của ông. 
Tuy nhiên, theo “blogs.reuters.com”, ông Putin vẫn chưa chuẩn bị bất kỳ nền tảng nào, cả trong nước và quốc tế, cho hành động vốn đầy rủi ro này. 
Ông Putin đẩy mạnh điều động binh sĩ, vũ khí và máy bay tới Syria
Ông Putin đẩy mạnh điều động binh sĩ, vũ khí và máy bay tới Syria 
Mục tiêu cơ bản của ông Putin dường như là làm trung gian cho một giải pháp thông qua đàm phán và đảm bảo rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh lâu năm của Moskva, được tham gia đàm phán. Tuy nhiên, ông Assad đang trong thế buộc phải rút quân và không còn là nhân vật có thể trụ vững. Thực tế, sau gần 5 năm chìm trong cuộc nội chiến hỗn loạn, một đất nước Syria thống nhất không còn tồn tại. 
“Súng đạn hay bánh mỳ”?
Trong giai đoạn này, không một cường quốc bên ngoài nào có đủ quyết tâm chính trị để can dự, tái áp đặt đường biên giới do châu Âu vẽ ra ở Trung Đông. Bởi vậy, nước cờ đầu tiên của ông Putin trong một ván cờ dài là tăng cường hình ảnh của ông và chuyển hướng sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết ở Ukraine cho dù nước cờ này không mang lại ngay lợi ích tức thì. 
Tuy nhiên, nếu nhìn hoàn toàn từ quan điểm chiến lược, vẫn chưa rõ tại sao ông Putin lại cho rằng việc tiến hành một chiến dịch quân sự thứ hai trong khi chiến dịch đầu tiên vẫn chưa kết thúc lại là ý tưởng hay. Ở Syria, Nga thiếu vắng tất cả lợi thế về chiến thuật mà họ có ở Ukraine, như ngôn ngữ chung, sự hiểu biết sâu sắc về địa bàn, khả năng thâm nhập không bị hạn chế và thỏa hiệp với phe đối lập. 
Thậm chí quan trọng hơn, Nga đã quyết định can dự vào Syria khi nước này chỉ có nguồn lực hạn chế để duy trì một cuộc chiến chứ chưa kể đến là hai cuộc chiến. Bởi vậy, ông Putin sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn trực tiếp giữa “súng đạn hay bánh mỳ” và giả định của ông rằng người Nga sẽ hi sinh vì sự vẻ vang của dân tộc vẫn sẽ đúng cho đến khi nó không còn như vậy nữa, như từng xảy ra trước đây trong những thời điểm quan trọng trong lịch sử Nga. 
Ví dụ như đi kèm với sự thất bại của quân đội Nga luôn là sự biểu tình phản đối của người dân và thay đổi chính trị, như trong Chiến tranh Nga -Nhật năm 1905 và cuộc chiến ở Afghanistan năm 1989. Hai lần trong thế kỷ 20, đó là trong Thế chiến thứ nhất và sau Chiến tranh Lạnh, người dân Nga đã “ruồng bỏ” hoàn toàn Nhà nước Nga. 
Điều mà ông Putin phải lo ngại hiện nay không chỉ là nguy cơ bất đồng chính trị và bất ổn xã hội. Với việc can dự vào Syria, ông Putin sẽ thực sự tham gia cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và đạo Hồi, mặc dù Nga có dân số theo đạo Hồi khá lớn và dễ gây biến. Cuộc chiến chống IS sẽ nhanh chóng làm mất ổn định vùng Bắc Caucasus vào thời điểm khi lực lượng quân đội Nga đang dàn trải quá mỏng. 
Lính Nga tiêu diệt chiến binh Hồi giáo cũng sẽ gây nguy cơ Nga bị trả đũa
Lính Nga tiêu diệt chiến binh Hồi giáo cũng sẽ gây nguy cơ Nga bị trả đũa 
Syria - vấn đề cấp bách
Còn nbcnews.com cho biết, mặc dù dư luận Mỹ vẫn giữ quan điểm rằng “ông Assad phải ra đi” nhưng giới chức Mỹ hoàn toàn không muốn chứng kiến cảnh ông Bashar al-Assad bị IS hoặc lực lượng phiến quân đuổi ra khỏi Damascus. Đối với Nga, Syria là khách hàng cuối cùng ở khu vực Trung Đông và cũng là đất nước có cảng nước ấm quan trọng.
Và dù Nga đã quyết định hậu thuẫn, giữ cho chính quyền Syria tồn tại thì câu hỏi được đặt ra là sự hậu thuẫn đó có liên quan đến cá nhân Tổng thống Bashar al-Assad? Trước thời điểm Nga triển khai quân đến Syria, nhiều nguồn tin nói với NBC rằng chính lợi ích ngày càng tăng của Nga ở Syria lại có thể là một lối thoát. Với việc ném bom và nã pháo vào các thành phố trên toàn lãnh thổ Syria, ông Bashar al-Assad đang tạo ra nhiều kẻ thù hơn cho bản thân. 
Tuy nhiên, nước Nga có mục đích rõ ràng khi tham gia cuộc chơi này và đảm bảo chắc chắn rằng bất cứ cái kết nào cho cuộc nội chiến ở Syria cũng đều mang lại lợi ích cho Moskva. Giới chức tình báo Mỹ, đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu, và Cố vấn chính quyền đặc trách thế giới Arập nói với Hãng tin NBC rằng, Nga muốn thế giới hiểu rằng Moskva luôn gắn kết với các đồng minh trong khi Mỹ chỉ coi họ là những “đồ dùng một lần”.
Trong ngắn hạn, Nga có thể là “chỗ dựa” cho ông Bashar al-Assad, củng cố chế độ của ông này và làm suy yếu IS. Sau đó, khi Moskva có đủ điều kiện sẽ thuyết phục ông Assad từ chức và chuyển giao quyền lực. Kế hoạch trong vài tháng tới của Nga có thể sẽ là: làm chỗ dựa vững chắc để đảm bảo sự tồn tại của chế độ Assad, dẫn đến thành lập một chính phủ mới dưới sự bảo trợ của Moskva và sau đó là “gặt hái thành quả”. 
Theo cách này, Nga thể hiện được vai trò là cường quốc thế giới (tham vọng của Tổng thống Putin), cản trở Washington và hạn chế ảnh hưởng của Tehran ở Syria - điều mà Moskva chưa bao giờ hoàn toàn tin là sẽ thành hiện thực. Đối với Nga, Syria đã trở thành một “vấn đề cấp bách”. Moskva cũng không muốn những tín đồ Hồi giáo người Chechnya và Dagestan được IS huấn luyện quay trở về quê hương. 
Cảnh đổ nát tại Kobane, miền bắc Syria. (Nguồn: AFP)
Cảnh đổ nát tại Kobane, miền bắc Syria. (Nguồn: AFP) 
Lo ngại từ bên trong
Theo Reuters, nhiều ý kiến cho rằng việc Nga gần đây triển khai quân đội và các trang thiết bị quân sự gồm xe tăng, trực thăng chiến đấu và vận tải tới Syria cho thấy Tổng thống V.Putin đang “khoe cơ bắp” trước phương Tây - như cách ông làm ở Ukraine từ năm 2014 tới nay.
Một số người cho rằng ván cờ Syria của ông Putin là một phần trong kế hoạch lớn nhằm tái thiết vị thế toàn cầu của Nga. Tuy nhiên, các động thái của Kremlin đúng hơn là một nỗ lực tuyệt vọng, đầy mạo hiểm nhằm “chống lưng” cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad bởi Syria là một trong số ít nước còn lại ở Trung Đông mà Nga vẫn còn có ảnh hưởng đáng kể và là nơi Moskva từ lâu đã có sự hiện diện quân sự. 
Thực tế, Kremlin tin rằng Washington đã tổ chức và tài trợ cho toàn bộ phong trào “Mùa Xuân Arập”- cũng như một loạt “cuộc cách mạng sắc màu” khác - để lật đổ những nhà lãnh đạo độc tài dọc theo biên giới của Nga. Nếu ông Assad sụp đổ, Moskva chắc chắn sẽ sớm mất căn cứ hải quân ở Syria - căn cứ duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải, và có thể còn mất những cơ sở quân sự và tình báo khác ở nước này.
Thực tế là việc Syria lọt vào tay những kẻ cực đoan quá khích không có lợi cho cả phương Tây lẫn Nga. Mặc dù có thể không dễ dàng và khó chấp nhận đối với nhiều người, song Nga và phương Tây có lý do để phối hợp cùng nhau - nếu như có thể tìm ra được một cơ chế phối hợp. Vấn đề trong việc tìm kiếm cơ chế phối hợp đó là Moskva và Washington tiếp tục bất đồng với nhau về việc phải làm gì với ông Assad. 
Phương Tây thì muốn ông ra đi bởi cho rằng chế độ tàn bạo của ông đã kích động chủ nghĩa cực đoan và gây ra khủng hoảng người tị nạn. Nga lại cho rằng ông Assad là lực lượng duy nhất có khả năng ngăn chặn những kẻ cực đoan giành được quyền lực. Bất đồng này đã không thể xóa bỏ trong nhiều năm.
Hiện cả Nga và Mỹ phải đối diện với thực tế là chẳng nước nào có chính sách hữu hiệu. Cuộc chiến ở Syria đã trở thành một cuộc xung đột giữa quân đội của ông Assad với một tập hợp các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan, trong đó nhóm IS là nguy hiểm nhất. Sự sụp đổ của Chính quyền Assad sẽ là vấn đề lớn cho ông Putin. Moskva đã tăng cường hỗ trợ cho chế độ này sau cuộc nổi dậy năm 2011 ở Syria. 
Lý do không phải là sự ưa thích ông Assad mà là Kremlin coi Washington là nguồn gốc của sự bất ổn khu vực khi tạo ra không chỉ “Mùa Xuân Arập” mà còn các cuộc nổi dậy khác hạ bệ các nhà lãnh đạo độc tài ở dọc biên giới phía Nam của Nga. Đây là lý do tại sao ông Putin lấy việc phản đối “sự thay đổi chính quyền dưới sự bảo trợ của Mỹ” làm trọng tâm chính sách đối ngoại của mình và cho rằng chính sách của Mỹ làm gia tăng bất ổn. Đó cũng là lý do Nga cố níu giữ cựu Tổng thống Ukraine thất sủng Viktor Yanukovych tới phút chót.
Trong khi đó, một bài báo ở Nga mới đây cho biết các binh sĩ Nga chuẩn bị tới Syria đã than phiền với cấp trên và Hội đồng Nhân quyền ở nước này về việc triển khai quân và tỏ ý rằng họ không muốn đi. Một người lính giấu tên nói với phóng viên rằng: “Chúng tôi không muốn tới Syria. Chúng tôi không muốn đi để chết ở đó”. 
Nếu thông tin này là đúng, Kremlin cần phải lo ngại. Mặc dù nhìn chung người Nga ủng hộ việc sáp nhập Crimea, song kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy họ phản đối can thiệp ra nước ngoài, với 77% phản đối Nga đưa quân tới Syria.
Ông Putin có thể chịu nổi một sự sa lầy nữa không?. Theo nhiều nhà quan sát, ông Putin sẽ khó có thể che giấu những cái chết của lính Nga ở Syria. Lính Nga tiêu diệt chiến binh Hồi giáo cũng sẽ gây nguy cơ Nga bị trả đũa. Hơn nữa, những diễn biến ở Syria dễ vượt ngoài tầm kiểm soát. Liệu Nga có sẵn sàng chu cấp đủ để cứu ông Assad? Sự sụp đổ của ông Assad có thể làm ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông Putin ở Nga? Từng bị bất ngờ ở Ukraine sau khi chế độ Yanukovych sụp đổ năm 2014, những nước cờ vừa qua dường như cho thấy một tư duy chiến lược hạn chế đang diễn ra bên trong nước Nga...

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).