Nên dạy trẻ mồ côi lòng từ bi, không oán hận

 Vu lan, hay Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Thế nên hàng năm vào ngày này, các chùa Việt Nam thường thiết lễ trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ, để được nghe các thầy giảng về đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành. Mùa Vu lan năm nay, sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) đã dành cho PLVN buổi trò chuyện về chữ Hiếu.

Vu lan, hay Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Thế nên hàng năm vào ngày này, các chùa Việt Nam thường thiết lễ trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ, để được nghe các thầy giảng về đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành. Mùa Vu lan năm nay, sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) đã dành cho PLVN buổi trò chuyện về chữ Hiếu.

Chữ Hiếu theo quan niệm nhà Phật

Từ góc độ tu hành, sư thầy nhìn nhận thế nào về chữ Hiếu?

- Không riêng gì Phật giáo mà trong đời sống hàng ngày, hiếu đạo luôn là nghĩa sống cao đẹp, thiêng liêng của mỗi con người. Con người ta khi đã được sinh ra, hiện hữu ở trên đời thì tất phải có tổ, có tông, có đấng sinh thành. Và, hiếu đạo cũng từ đó mà có. Người phàm cho rằng có thể đền đáp ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục bằng của cải vật chất, tiền bạc và lòng thương kính, nhưng theo Phật giáo thì quan niệm về sự đền đáp ấy là chưa đủ.

a
Sư thầy Thích Đàm Lan

Người con còn có bổn phận đem lại cho cha mẹ chánh kiến, chánh tín, giới thiệu con đường giải thoát giới định tuệ hầu giúp cha mẹ loại trừ các ác nghiệp, tăng trưởng các thiện nghiệp, đi dần về giải thoát sinh tử khổ đau. Sự đáp đền này gọi là sự đáp đền của người Phật tử, hay của người trí tuệ và chỉ bằng sự đáp đền này mới tương xứng với công ơn của cha mẹ.

Nhưng cũng nên biết rằng, chữ Hiếu trong Phật giáo không chỉ bó gọn là sự hiếu lễ với tổ tiên, đấng sinh thành. Mà nó còn là hiếu lễ với đất nước, nguồn cội. Một điểm khác biệt nữa là người Phật tử tin tưởng vào lý thuyểt nghiệp báo, luân hồi, để từ đó coi nhân loại và chúng sinh đã từng là thân quyến, anh em, cha mẹ của nhau, nên việc báo hiếu trở thành hành vi cư xử tốt đẹp với mọi người xung quanh mình. Nói khác đi, hiếu của người Phật tử là hiếu đối với mọi người khi hành vi cư xử trở nên bình đẳng đối với mọi chúng sinh. 

Với cha mẹ, tiền tài không thể sánh với tinh thần

Trong đời sống đương đại, có nhiều lúc, nhiều nơi, chữ Hiếu bị sao nhãng, bế tắc vì những lý do khách quan đưa lại. Theo sư thầy, có lối thoát để khơi thông bế tắc này không?

- Đúng là trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ Hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũng có không ít điều thay đổi.  Tôi đã đi ra nước ngoài và thấy ở đó, do điều kiện sống mà chữ Hiếu cũng phần nào phai nhạt. Ở Việt Nam mình tuy chưa đến mức vậy nhưng cũng có nhiều lúc, nhiều nơi, chữ Hiếu khó có cơ hội thể hiện. Ví dụ đơn giản như con cái đi làm về mệt, nhìn mâm cơm đạm bạc do bố mẹ ở nhà chuẩn bị thấy nặng nề, khó chịu, thế là buông lời trách móc mà không biết đó cũng là việc làm phạm vào hiếu hạnh...

Thế nên tôi nghĩ để dung hòa chữ Hiếu với đời sống hiện tại, để khơi thông bế tắc thì tự thân mỗi người phải biết điều chỉnh bản thân bằng nhiều cách. Như khi đi làm về đến nhà thì hãy bỏ hết bực phiền ở ngoài cửa để định tâm đối đãi với mẹ cha, hãy thường xuyên nhắc nhở mình rằng phút giây được sống với mẹ cha sẽ không kéo dài để biết trân trọng, yêu thương vì đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả, tinh thần mới là điều quan trọng. Tóm lại, hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức quyết định.

Một lưu ý nhỏ nữa là hiện nay tôi theo dõi thấy có rất nhiều vụ án mà thủ phạm là những đứa con bất hiếu. Nhưng nguồn cơn đưa đẩy đến sự bất hiếu này thường xuất phát từ chính những người làm cha làm mẹ. Họ hành xử vì quyền lợi cá nhân hay vì những suy nghĩ ích kỷ nhất thời mà không hiểu rằng, chữ Hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người, mà trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Nói như ca dao xưa “Nếu mình hiếu với mẹ cha/ Chắc con cũng hiếu với ta khác gì/ Nếu mình ăn ở vô nghì/ Đừng mong con hiếu làm gì hoài công”.

Đừng ai hiếu thuận muộn màng

Nhiều người nghĩ rằng cứ làm cỗ to giỗ cha giỗ mẹ, rồi đốt thật nhiều vàng mã, đồ vật mã gửi xuống cõi âm là chữ Hiếu đã được thỏa mãn, làm tròn. Là người thấu hiểu thuyết giáo nhà Phật, theo sư thầy điều này có đúng không?

- Tôi xin khẳng định luôn là quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi tục lệ đốt vàng mã có xuất phát điểm hoàn toàn khác với sự thể hiện hiếu lễ. Không ít người không biết hỏi han, chăm lo cho bố mẹ khi các bậc sinh thành còn sống mà chỉ biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn, đốt thật nhiều vàng mã như một sự an ủi, ăn năn khi bố mẹ ra đi. Đó vẫn là sự hiếu thuận, nhưng là sự hiếu thuận muộn màng, không tác dụng. Ngày nay, mừng là càng có nhiều người ngộ ra được điều này. Thay vì đốt thật nhiều vàng mã, họ đã đi làm từ thiện, tìm đến các chùa phụ giúp việc nuôi trẻ, nuôi người già cô đơn như một cách để chuộc lại lỗi bất hiếu với cha mẹ. Lễ Vu lan cũng là một cơ hội để mọi người thể hiện điều đó.

Dạy trẻ mồ côi lòng từ bi, không oán hận

Chùa Bồ Đề là nơi nuôi dạy rất nhiều trẻ mồ côi (gần 20 năm qua, chùa Bồ Đề đã trở thành ngôi nhà tình thương nuôi dưỡng hàng trăm trẻ mồ côi không nơi nương tựa, hiện chùa đang nuôi dưỡng hơn 150 trẻ - PV). Những đứa trẻ chưa được một lần biết mặt mẹ cha hoặc chỉ là những ký ức xa mờ trong tâm trí. Với các em, sư thầy giảng như thế nào về chữ Hiếu?

- Theo tôi, hiếu hạnh là một trong những đức tính mà con người cần phải có để trở nên người tốt, chứ không riêng gì chỉ để báo hiếu với mẹ cha. Thế nên tôi vẫn dạy các con rằng, tuy các con lớn lên không có mặt mẹ cha, nhưng ngày ngày khi các con soi gương thấy mình trong đó là cũng như thấy được hình bóng của cha mẹ mình vì khuôn mặt, mái tóc, nụ cười của các con hôm nay chính là do cha mẹ tặng cho. Nên các con phải biết ơn mẹ cha, biết ơn trời đất về điều đó. Nhiều đứa trẻ ở đây tuy chưa một lần được nhìn thấy mặt cha mẹ nhưng trong sâu thẳm lòng chúng, chúng vẫn cố hình dung ra mặt cha mẹ mình như thế nào và khao khát được cha mẹ đến đón về. Như vậy, tự thân trong chúng đã nẩy sinh lòng yêu thương, từ bi, không oán hận. Và đó cũng là nền tảng không thể thiếu của nhân cách mỗi con người.

Xin cảm ơn sư thầy!

Hồng Minh - Thùy Dương (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.