Một giảng viên phải có 10m2 diện tích làm việc: đề xuất “tốn kém, đi ngược cải cách giáo dục”?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
(PLVN) - Dự thảo mới của Bộ GD&ĐT với nội dung phân chia diện tích làm việc cho người có học hàm, học vị và giảng viên đang gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. PV đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Bộ GD&ĐT vừa công bố lấy ý kiến dự thảo lần 1 về Thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung đáng chú ý là định mức, tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính và giảng viên. Ông có ý kiến gì về nội dung này?

- Theo tôi được biết, trong nội dung dự thảo, mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 24m2, phó giáo sư là 18m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2. Cạnh đó là các quy định về phòng nghỉ, phòng ở, phòng học… 

Thực ra, xuất phát của ý kiến này dựa trên mong muốn về đổi mới giáo dục. Những năm qua, xu thế quốc tế của việc dạy và học bậc đại học có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam thì vẫn còn vướng bởi tư duy cũ, cách làm cũ. Từ đó, một số nhà giáo dục đã đưa ra ý kiến rằng Việt Nam đang có sinh viên ở thế kỉ 21, thầy giáo thế kỉ 20 nhưng cơ sở vật chất, tức giảng đường phòng học đang ở thế kỉ 19. Dự thảo thông tư đang lấy ý kiến vừa rồi, thực tế cũng thể hiện mong muốn cải thiện hiện trạng này. 

Tuy nhiên, theo tôi, cách “cải cách” này không những không làm cho giáo dục thay đổi, mà càng khiến cho tư duy chúng ta thụt lùi về… thế kỉ 19. Như tôi đã nói, giáo dục đại học hiện đại thế kỉ 21, sinh viên không nhất nhất phải có mặt tại lớp, giảng viên không nhất định là “người giảng” mà phải là “người hướng dẫn”. Lớp học rộng mở mọi lúc, mọi nơi. 

Thế thì cần gì đến 20m2, 10m2 cho giảng viên, rồi phòng nghỉ và các diện tích gây tốn kém như thế? Kinh phí ấy có thể sử dụng xây dựng lớp học kiểu mới, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho cách học mới.

Thưa ông, vậy trong xu thế mới, vị trí, vai trò của sinh viên lẫn người làm công tác giảng dạy phải thay đổi như thế nào?

- Theo tôi, sự thiếu cập nhật xu thế với tư duy cũ không chỉ là tình trạng của riêng Việt Nam mà còn của nhiều nước trong khu vực. Quan niệm chung của nhiều người về cơ sở vật chất giáo dục vẫn là làm giảng đường to, rộng. Tuy nhiên, cần biết rằng giáo dục đại học những năm qua đã thay đổi rất lớn với sự ra đời của các công nghệ dạy học mới, của internet, mạng xã hội, smartphone... 

Tại Mỹ, hiện gần 70% các em sinh viên đại học tự học trên hệ thống quản lý học tập trên mạng của trường, học và tham khảo online là chính. Với sự xuất hiện của mạng 5G sắp tới đây cùng với trí tuệ nhân tạo, thì các kiến thức mà giảng viên truyền đạt theo kiểu cũ như đứng trên bục giảng chiếu bài trình chiếu lên giảng cho học trò phía dưới nghe đã và sẽ trở nên cũ kĩ. 

Giờ đây, người ta đang hướng đến việc tự học, hướng đến lớp học đảo ngược, lớp học mở rộng, nghĩa là không cố định địa điểm học tập, có thể học và kết nối giữa thầy và trò - kết nối học tập làm việc nhóm giữa các sinh viên dù ở bất cứ nơi đâu. 

Như tôi đã nói ở trên, giảng viên không còn là “người dạy” nữa mà là “người hướng dẫn”. Việc học hướng đến khuyến khích tự tìm tòi, học hỏi từ nhiều nguồn, khi đến lớp giáo viên sẽ hướng dẫn áp dụng kiến thức ấy vào công việc cụ thể thực tế như thế nào. Đồng thời trong quá trình tự học - được hướng dẫn, sinh viên cũng sẽ học hỏi được các kĩ năng như làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề… 

Cách thức bố trí lớp học hiện đại không còn là kiểu bố trí dãy dài, có bảng bên trên phân biệt sinh viên và giảng viên; mà cần là lớp học dạng nhỏ, bố trí cho sinh viên ngồi quây thành nhóm để phát huy tinh thần làm việc nhóm. Quan trọng là những thiết bị hiện đại phục vụ học tập như màn hình led lớn để kết nối máy tính hoặc smart phone để học, wifi phải mạnh để tải tài liệu từ trên mạng…

Tư duy đại học theo xu hướng quốc tế thế kỉ 21, giảng viên không cần đến trường nhiều mà phải thường xuyên giao tiếp với học sinh bằng mọi phương tiện hiện đại. Bên cạnh đó, giảng viên buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế, đã là người từng “lăn lộn” bên ngoài thì mới đủ kiến thức hữu dụng để giảng dạy các em.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về quá trình đổi mới đã được áp dụng tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM?

- Những người làm công tác giảng dạy luôn cần phải trang bị kiến thức thực tế, phải đón đầu, nhìn thấy xu thế phát triển của giáo dục thế giới để mà thay đổi và bắt kịp. Cho đến nay, tôi được biết, đại đa số các trường đại học vẫn tiếp tục đầu tư cho các phòng học kiểu truyền thống. Nhiều trường vẫn còn cấm các em sinh viên sử dụng smartphone. Theo tôi, cần triệt để thay đổi tư duy này để hướng đến lớp học kiểu mới. Tương tự, mô hình lớp học cũng nên hướng tới đổi mới toàn diện, thay thế mô hình truyền thống không phù hợp. 

Tất nhiên, chuyện đổi mới không phải là dễ dàng, cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Như kinh nghiệm cải cách từ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho thấy, chúng tôi đổi mới phải làm từng bước một. Năm đầu tiên 2013, chúng tôi có 17 giảng viên nòng cốt tham gia tập huấn phương pháp mới, năm sau con số này là 45. Và hiện nay thì tất cả các giảng viên đều sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy, hay nói đúng hơn là hướng dẫn. 

Giờ đây sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật đang được học trong một môi trường giảng dạy mới về cả không gian lẫn cách thức. Kết quả xin việc khi ra trường của các em sinh viên trường đã cho thấy hiệu quả của sự đổi mới.

Xin cảm ơn ông!

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM được đánh giá là một trong những trường ĐH đi đầu trong đổi mới việc dạy và học theo xu thế quốc tế. Vừa qua, một khảo sát cho thấy 96% sinh viên tại trường này sau khi ra trường 6 tháng đều có được việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).