Luật đang 'làm khó' tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế hiệu quả để nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.
Tinh giản biên chế hiệu quả để nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.
(PLO) - Trong công cuộc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 hướng đến tính hiệu lực, hiệu quả của một bộ máy nhà nước “vì nhân dân phục vụ”, tinh giản biên chế là một trong những nhiệm vụ “khó nhằn” vì như Chính phủ chỉ ra, việc quy định cứng tổ chức, biên chế trong các văn bản luật chuyên ngành không thuộc hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức nhà nước đã làm tăng tổ chức bộ máy, tăng biên chế.

Chưa có chế tài đủ mạnh nên khó tinh giản

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 4 của QH khóa XIV đang diễn ra, Chính phủ đánh giá, việc giao biên chế công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với một số ngành, lĩnh vực, nhất là khu vực sự nghiệp, do khối lượng công việc tăng, thành lập thêm tổ chức mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần được bổ sung biên chế cho phù hợp. Nhưng các quy định của pháp luật về quản lý biên chế chưa có chế tài cụ thể, đủ mạnh để xử lý đối với những trường hợp quản lý, sử dụng biên chế không đúng với quy định.

Để bảo đảm xác định đúng, đủ biên chế công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định biên chế và phục vụ công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc triển khai nội dung này trên thực tế còn chậm và gặp nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trong thời gian tới.

Một nguyên nhân khiến công tác tinh giản biên chế còn “ngập ngừng” được Chính phủ chỉ ra là việc quy định cứng tổ chức, biên chế trong các văn bản luật chuyên ngành không thuộc hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức nhà nước đã làm tăng tổ chức bộ máy, tăng biên chế, gây khó khăn cho các cấp trong việc hướng dẫn, phân cấp, tổ chức thực hiện và vướng mắc trong quá trình sắp xếp, kiện toàn các tổ chức, tinh giản biên chế theo yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhất là các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện. 

Chỉ rõ “việc tinh giản bộ máy, biên chế còn nhiều khó khăn” và dẫn số liệu theo báo cáo của Chính phủ, việc tinh giản biên chế giai đoạn 2007 - 2011 đạt 2, 8%, trung bình 0,56%/năm, trong đó có hơn 90% thuộc đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi. Nhưng giai đoạn 2011 - 2016, tổng số biên chế tăng, tính đến cuối năm 2016 đã tăng gần 4,8% so với năm 2011 (bình quân giai đoạn này, mỗi năm tăng gần 1%), ĐB Phùng Đức Tiến (tỉnh Hà Nam) nhận định: “Số liệu này cho thấy giải pháp tinh giản biên chế trong những năm qua chưa thực sự có hiệu quả; các bộ, cơ quan, tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc quy định pháp luật về tinh giản biên chế, vẫn còn tình trạng phình to các đầu mối, gia tăng lượng biên chế; trong khi việc thực hiện cơ cấu lại bộ máy, sắp xếp lại cán bộ, công chức còn chậm, thiếu hệ thống; đề án vị trí việc làm chưa được thật sự đồng bộ và triển khai chưa có hiệu quả”.

Không thể tinh giản theo kiểu cơ học

Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức là một việc làm không mới. Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII ĐB Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ “vì sao sau 5 năm thực hiện Đề án tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước nhưng biên chế không giảm mà phình ra?”. Và ĐB rất chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về nguyên nhân của tình trạng “càng tinh giản, biên chế càng phình to” là do “quýt làm cam chịu”. Đó là hệ thống văn bản còn nhiều kẽ hở bị lợi dụng, một số luật, văn bản ban hành lại phát sinh thêm biên chế. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn nhiều điểm chưa hợp lý, không xác định rõ vị trí việc làm, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương chưa rõ. Chính sách đào tạo chưa hợp lý, cung vượt quá cầu trong khi nhiều ngành nghề nhu cầu xã hội lớn mà lực lượng lao động lại không đáp ứng được.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị, biên chế công chức, biên chế sự nghiệp (số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập) được quản lý chặt chẽ và thực hiện tinh giản biên chế bảo đảm thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương tự cân đối, sắp xếp trong tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để bố trí đối với các đơn vị thành lập mới, hoặc được bổ sung nhiệm vụ mới, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh nếu không thể tự cân đối được, bộ, ngành, địa phương mới đề nghị bổ sung theo quy định.

Riêng về tinh giản biên chế, thông qua việc rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có đã xác định được số lượng người cần thiết giữ lại làm việc lâu dài, ổn định và những người không đáp ứng được yêu cầu cần tinh giản; từ đó, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Thực hiện tinh giản biên chế bảo đảm sự ổn định về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kể cả những người trong diện phải tinh giản. Thông qua việc tổ chức triển khai đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, cùng với chính sách hỗ trợ hợp lý đã động viên và tạo điều kiện cho những người tinh giản biên chế sau khi nghỉ việc thoải mái về tư tưởng và có thêm một khoản kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống.

Đưa ra giải pháp cho công tác tinh giản biên chế, ĐB Lê Anh Tuấn (tỉnh Hà Tĩnh) thấy rằng, việc tiến hành tinh giản biên chế cần gắn với đặc điểm từng loại đơn vị hành chính không nên mang tính cơ học mà cần bám sát quy mô dân số, đặc điểm lợi thế so sánh của địa phương, các nhiệm vụ trung ương ủy quyền cho địa phương thực hiện và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được trung ương phê duyệt. 

Còn theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương, cần phải có lộ trình trong tinh giản biên chế như tinh giản các bộ phận trong các cơ quan, bộ, ngành ở các tỉnh thì phải làm ngay, tinh giản số lượng cấp phó thì phải làm ngay. Có giải pháp để điều chỉnh hợp lý cán bộ thừa đã có hợp đồng dài hạn xong sa thải theo quy định của pháp luật, sắp xếp lại biên chế trong khu vực sự nghiệp. Điều chỉnh hệ thống văn bản thống nhất quy định chặt chẽ, có chế tài xử lý nghiêm, đúng người chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong quản lý biên chế, tránh tình trạng chỉ “nhằm” vào trách nhiệm người đứng đầu nhưng việc tăng biên chế lại do… cấp trên quyết. 

 Tổng hợp biến động biên chế công chức, viên chức trong giai đoạn 2011-2016 được thể hiện qua 02 giai đoạn cụ thể như sau:

- Trong giai đoạn từ năm 2011 đến trước ngày 17/4/2015 (thời điểm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW), tình hình biên chế công chức, biên chế sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương tăng 117.382 người, trong đó chủ yếu tập trung ở biên chế sự nghiệp của địa phương. 

- Trong giai đoạn từ ngày 17/4/2015 (thời điểm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW) đến ngày 31/12/2016, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, Nghị quyết số 89/NQ-CP, Quyết định số 2218/QĐ-TTg và Chỉ thị số 02/CT-TTg, việc quản lý biên chế công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được tăng cường theo hướng chặt chẽ hơn. Cụ thể là:

+ Đối với biên chế công chức: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2016 giảm so với năm 2015 là 4.103 biên chế (trong đó: bộ, cơ quan ngang bộ giảm 1.402 biên chế; địa phương giảm 2.412 biên chế); và tiếp tục giảm trong năm 2017 so với 2016 là 3.868 biên chế (trong đó: bộ, cơ quan ngang bộ giảm 1.718 biên chế; địa phương giảm 2.439 biên chế).

+ Đối với biên chế sự nghiệp: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ biên chế sự nghiệp, bảo đảm không làm tăng tổng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo đó, trong giai đoạn này, biên chế sự nghiệp năm 2016 tuy có tăng nhưng ở mức độ thấp là 5.401 biên chế (tăng 0.26% so với năm 2015). Việc tăng biên chế sự nghiệp chỉ thực hiện đối với lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo trên cơ sở tăng số trường, lớp, học sinh, giường bệnh… và các bộ, ngành, địa phương không thể tự cân đối được trong tổng số biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).