"Lót tay" lan tràn hầu khắp khu vực công

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - 44% số người làm thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chi “lót tay”, 12% người cho biết phải chi tiền để được cán bộ ở các bệnh viện tuyến huyện, quận chăm sóc tốt hơn…

Số liệu được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015 hôm qua (12/4).

Kiểm soát tham nhũng giảm 3% điểm

Theo Báo cáo PAPI 2015, trong năm qua, hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có xu hướng suy giảm ở 5 trong 6 chỉ số nội dung khảo sát. Trong đó, chỉ số nội dung “công khai, minh bạch” giảm mạnh nhất (giảm 7% điểm so với kết quả năm 2014). 

Chỉ số nội dung “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” cũng sụt giảm đến 3% điểm. Theo khảo sát, chỉ có 37% số người được hỏi cho rằng chính quyền cấp tỉnh đã thực sự nghiêm túc xử lý vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương, điều này cho thấy người dân không tin tưởng nhiều vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương. 

Tình trạng “lót tay” trong khu vực công và trong cung ứng dịch vụ công như giáo dục, việc làm... vẫn đang diễn ra. Cùng với việc chi tiền “bồi dưỡng” ngoài quy định cho thầy, cô giáo để con em mình được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập thì Báo cáo cũng chỉ ra có đến 51,29% người được hỏi cho biết đã phải đưa “lót tay” để xin được việc trong cơ quan nhà nước, tăng cao hơn so với năm 2011 là 45,78%… Ở Hà Giang, trong năm 2015, hầu như không có người nào trả lời là không cần quan hệ cá nhân để xin vào làm việc ở 5 vị trí công vụ cấp xã/phường. Còn ở Hà Nội, chỉ có 14% người được hỏi cho biết họ không phải “lót tay” vẫn xin được việc vào cơ quan nhà nước. 

Đáng chú ý, báo cáo ghi nhận sự gia tăng đột biến ở tỉ lệ người dân cho biết phải chi “lót tay” để làm xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi có đến 44% số người đã làm thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chi hối lộ mới làm xong được thủ tục, tăng gần gấp đôi so với tỉ lệ ước tính 24% năm 2014. Số người sử dụng dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện, quận phải đưa “lót tay” cho cán bộ để được chăm sóc tốt hơn cũng duy trì ở tỉ lệ 12%. Cũng theo báo cáo, trung bình khi người dân bị vòi vĩnh 24,6 triệu thì mới sẵn sàng tố cáo tham nhũng, hối lộ.

Chỉ số nội dung “trách nhiệm giải trình với người dân” và “tham gia của người dân ở cấp cơ sở” theo khảo sát trong năm qua cũng giảm điểm, phản ánh việc mức độ tiếp xúc giữa người dân và chính quyền vẫn còn rất hạn chế. 

Tỷ lệ tham gia bầu cử ngày càng giảm

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, bà Pratibha Mehta – Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc (LHQ), Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam – nhấn mạnh việc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (QH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp trên toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới. Do vậy, bà cho rằng Báo cáo PAPI vừa được công bố sẽ là một nguồn dữ liệu, thông tin hữu ích để bộ máy chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới nhìn lại hiệu quả cải cách quản trị và hành chính công của đất nước trong 5 năm qua, đồng thời làm cơ sở so sánh tiến bộ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, liên quan đến bầu cử QH, HĐND, Báo cáo PAPI 2015 đã đưa ra một con số đáng giật mình. Theo đó, kết quả khảo sát 2015 cho thấy xu hướng thuyên giảm về tỉ lệ người trả lời cho biết đã tham gia bầu cử. Ví dụ, ở năm 2011, 66% người được hỏi cho biết họ đã trực tiếp tham gia cuộc bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND thì đến năm 2015, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 31%. Theo nhóm khảo sát, ngoài nguyên nhân người dân có thể đã quên họ đã tham cuộc bầu cử năm 2011 thì việc đi bầu hộ, bầu thay là nguyên nhân chính dẫn tới việc người trả lời quên việc họ đã tham gia bầu cử năm 2011. 

Ngoài ra, tỉ lệ người dân cho biết đã trực tiếp đi bầu người đại diện cho mình ở cấp thôn/tổ dân phố cũng suy giảm so với trước. Phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người có trình độ học vấn thấp và người không phải là thành viên của tổ chức đảng, đoàn thể ít tham gia đi bầu cử hơn. 

Trước tình trạng trên, báo cáo đề xuất, tại cuộc bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND tới đây, chính quyền các cấp thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, huy động sự tham gia của mọi cử tri, giảm thiểu hiện trạng bầu hộ, tuân thủ đầy đủ các quy định về tổ chức bầu cử, đảm bảo thực hiện nguyên tắc “mỗi người một lá phiếu” và báo cáo đúng tỉ lệ cử tri đi bầu ở các đơn vị bầu cử.

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.