Loại quy định về lãi suất khỏi BLDS là quyết định sáng suốt

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Có nên áp trần lãi suất cho vay với hệ thống ngân hàng vẫn là câu hỏi thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội từ Kỳ họp thứ 9 tới Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.
Theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), việc loại bỏ quy định về lãi suất (LS) khỏi Bộ luật Dân sự (BLDS) và thực hiện theo luật chuyên ngành (là Luật Ngân hàng Nhà nước  - NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng - CTCTD) không chỉ giúp tăng tính công khai, minh bạch trên thị trường tài chính tiền tệ mà còn phù hợp với chủ trương tự do hóa LS của Đảng và Nhà nước đang hướng tới.
Hướng tới sự minh bạch
Phiên thảo luận về BLDS (sửa đổi) vừa diễn ra tại Kỳ họp 10 (Quốc hội khóa XIII) đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp của các ĐBQH xung quanh quy định về áp trần LS. Hai phương án được đưa ra gồm: Quy định mức LS cố định trong BLDS tối đa 20%/năm và sử dụng LS cơ bản làm tham chiếu, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. 
Song, việc áp dụng tự do LS và điều hành LS theo quy định của luật chuyên ngành - ở đây là Luật NHNN và Luật CTCTD để xây dựng một thị trường tài chính tiền tệ minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế đã được nhiều ĐB ủng hộ. Bản thân phương án 1 hay phương án 2 của BLDS sửa đổi đều còn nhiều ý kiến trái chiều. 
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (nguyên Thống đốc NHNN), phương án 1 là tối ưu và ông thẳng thắn phản đối việc sử dụng LS cơ bản. Bởi thuật ngữ LS cơ bản là không đúng và đặt ra câu hỏi: Nếu LS cơ bản 0% thì lấy căn cứ gì để xử lý? Theo ông Giàu, thay vì căn cứ vào LS cơ bản, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần căn cứ vào LS cho vay bình quân của 10 ngân hàng thương mại lớn, khi xử lý các tranh chấp liên quan đến LS cho vay. 
Ngược lại với các quan điểm trên, ông Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp (cơ quan soạn thảo BLDS) lại cho rằng, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án 2, bởi Luật NHNN vẫn quy định LS cơ bản và khi nào thấy cần thiết thì NHNN công bố. Mặt khác, các BLDS trước và hiện hành vẫn lấy LS cơ bản làm LS tham chiếu.  Tuy nhiên, ông Tụng  cũng cho rằng, nếu quy định LS cố định cũng sẽ không đảm bảo linh hoạt, bởi đã ban hành luật thì khó có thể sửa trong ngày một, ngày hai.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, khi thảo luận về nội dung này, ĐBQH, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng cho rằng, nếu đi đến cùng của nguyên tắc thị trường thì LS phải được tự do hoàn toàn. Tuy nhiên, để tiến tới tự do hóa LS là cả một chặng đường dài, trong đó yếu tố quyết định chính là sự ổn định của nền kinh tế. 
Một số quốc gia khác trên thế giới đã cho phép tự do cạnh tranh, vì vậy CTCTD sẽ tự động điều chỉnh mức giá hợp lý. Hai bên vay và cho vay có quyền tự thỏa thuận, nếu TCTD nào đòi  mức lãi quá cao, người vay sẽ tìm TCTD khác. Sự cạnh tranh này rất minh bạch. Đây là  mô hình mà Việt Nam sẽ phải học tập và hướng đến.
Không nên dùng biện pháp hành chính
Liên quan đến quy định về LS, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc áp dụng trần LS tại BLDS (sửa đổi) đối với hoạt động kinh doanh của CTCTD là không cần thiết và không hợp lý, bởi có thể hiểu đó là sự can thiệp LS trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bằng biện pháp hành chính. 
“Sự can thiệp hành chính này trái với những nguyên tắc thị trường và không phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam về cải cách hệ thống ngân hàng, khi gia nhập WTO, các thỏa thuận tại Hiệp định TPP…”, ĐB Trần Hoàng Ngân nêu rõ. 
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng phân tích, các LS tham chiếu được đưa ra lấy ý kiến như LS cơ bản, LS tái cấp vốn… chủ yếu là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, là những LS không phổ biến với người dân, nên NHNN đề xuất ấn định mức LS cứng là 20%/năm của khoản tiền vay trong Dự thảo BLDS. 
Tuy nhiên, nếu theo Dự thảo thì LS này được quy định cho hợp đồng dân sự về cho vay tài sản, theo đó hướng đến việc vay mượn tài sản vật chất nhiều hơn là vay mượn tiền. Vì vậy, các mức LS quy định ở đây là gắn với hợp đồng vay tài sản, không nên bao trùm cả hoạt động ngân hàng. 
Từ thực tế này, NHNN đề xuất nên điều chỉnh quy định theo hướng chỉ áp dụng mức trần LS 20%/năm đối với các quan hệ dân sự ngoài ngân hàng, loại trừ áp dụng với các ngân hàng đã hoạt động theo Luật CTCTD. Bởi trên thực tế, Luật CTCTD đã quy định CTCTD được phép thỏa thuận LS theo quy định của pháp luật, còn Dự thảo BLDS đang quy định trần LS nhưng “trừ trường hợp các luật khác liên quan có quy định khác”. Như vậy có thể hiểu rằng, Luật CTCTD quy định là ngân hàng được thoả thuận LS thì BLDS cũng cho phép.
Vì vậy, việc loại bỏ quy định về LS khỏi BLDS sẽ là một trong những quyết định sáng suốt của Quốc hội trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Tại phiên thảo luận lấy ý kiến về BLDS vừa qua, ĐBQH Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật đã đề nghị Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án 1, bởi nếu căn cứ vào những năm lạm phát cao thì LS cho vay đều ở mức 15-16%. 
Thêm vào đó, NHNN giải thích rằng họ quy định LS cơ bản là để điều chỉnh chính sách tiền tệ, điều tiết vĩ mô chứ không phải để BLDS dẫn chiếu và áp dụng. “Ngân hàng giải thích và đề xuất như trên là hợp lý”, ĐB Ngô Văn Minh khẳng định.  

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.