Lính Trung đoàn 2 lần được phong Anh hùng ôn kỷ niệm ở Lào

Những ngày này, cùng với các hoạt động của quân dân cả nước để kỷ niệm quan hệ Việt - Lào, những người lính của Trung đoàn 866 (Sư đoàn 31) từng làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào và Camphuchia lại có dịp gặp nhau để ôn lại truyền thống của Trung đoàn…

 

Năm 2012 được Đảng và Nhà nước ta chọn là năm “Năm hữu nghị Việt nam- Campuchia” và “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào. Đây cũng là năm kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Campuchia; Kỷ niệm 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam- Lào, 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Lào.

Những ngày này, cùng với các hoạt động của quân dân cả nước để kỷ niệm các ngày lễ trên, những người lính của Trung đoàn 866 (Sư đoàn 31) từng làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào và Camphuchia lại có dịp gặp nhau để ôn lại truyền thống của Trung đoàn…

Những người lính của Trung đoàn nâng niu cờ  Đơn vị Anh hùng (ảnh tư liệu)
Những người lính của Trung đoàn nâng niu cờ Đơn vị Anh hùng. Ảnh tư liệu.

“Ra đời” ngay tại chiến trường

Mùa thu năm 1966, cuộc kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai của quân và dân Lào trên mặt trận Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng diễn ra rất quyết liệt. Trước yêu cầu cấp thiết của cuộc chiến đấu, Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 866. Các đơn vị hợp thành Trung đoàn là những phân đội quân tình nguyện Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế, có nhiều thành tích và kinh nghiệm chiến đấu, xây dựng, công tác ở mặt trận Cánh đồng Chum.

10 năm liền làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, các cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 866 đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, sát cánh cùng quân dân Lào và các đơn vị bộ đội quân tình nguyện Việt Nam đánh bại địch từng bước, kiên trì trụ bám chiến trường, tích lực- tạo thế, tiến liên giải phóng hoàn toàn địa bàn khi thời cơ đến.

Trước thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh cũng như trước sự lớn mạnh của cách mạng Lào, theo sự thỏa thuận giữa hai nước, đầu năm 1976, Sư đoàn bộ binh 31 quân tình nguyện Việt Nam được lệnh trở về nước nhận nhiệm vụ mới. Trung đoàn 866 dẫn đầu đội hình cơ động, từ Cánh đồng Chum (Lào) trở về Nghệ An (Việt Nam) một cách nhanh gọn, bí mật, an toàn… kết thúc chặng đường 10 năm chiến đấu và công tác trên đất Bạn.

Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: tiêu diệt gọn 20 đại đội địch, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 20 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 12 máy bay, thu hơn 2.000 khấu súng; giúp Bạn tổ chức 100 đội du kích…, Trung đoàn đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được Nhà nước CHDCND Lào tặng Huân chương Ít Xa La hạng nhất.

Lễ xuất quân của Tiểu đoàn 924, Trung đoàn 866
Lễ xuất quân của Tiểu đoàn 924, Trung đoàn 866

Suýt bắt sống Trùm “Khơ- me đỏ”

Chuyển sang làm nhiệm vụ phát triển kinh tế được ba năm thì những người lính Sư đoàn 31 (trong đó có Trung đoàn 866) được lệnh lên biên giới Tây Ninh chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Tây Nam của tổ quốc và giúp Bạn Camphuchia truy quân “Khơ me đỏ”, tạo điều kiện để người dân trở về quê quán, củng cố chính quyền cơ sở và xây dựng lực lượng vũ trang địa phương…

Trong những đợt truy quét cuối cùng, một Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn trên đường cơ động về hướng Tức Sóc thì phát hiện một đường dây điện thoại của địch. Bí mật lần theo đường dây điện thoại này, Tiểu đoàn 1 phát hiện một đoàn xe của địch nên đã áp sát và tấn công. Sai ít phút nổ súng, quân địch tan rã và tháo chạy. Ta thu được nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có cả con dấu “Bộ ngoại giao” và hộ chiếu của Iêng Xa ry. Tên trùm “Khơ me đỏ” này đã phải tháo chạy vào rừng mới thoát thân.

Nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia của Trung đoàn kết thúc vào tháng 6/1979 và được đánh dấu bằng chiến thắng của chiến dịch tây Pua Sát. Trong 1 năm 3 tháng chiến đấu  ở biên giới Tây Nam, các cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn, mất mát, đánh hàng chục trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.700 tên địch, thu 7.500 súng các loại cùng 119 xe quân sự, nhiều tài liệu quan trọng và vật tư quý khác; giúp bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở 11 xã, 112 ấp với trên 100.000 dân…

Với thành tích xuất sắc này, Trung đoàn 866 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2; được Nhà nước Camphuchia tặng huân chương Ang Ko hạng nhất.

Đến tháng 11/1985, trong đội hình của Sư đoàn, Trung đoàn 866 đã hành quân lên biên giới Thanh Thủy- Vị Xuyên- Hà Tuyên (nay là Hà Giang) làm nhiệm vụ phòng ngự chủ yếu, trực tiếp tiếp xúc với địch, chiến đấy ngoai cường, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Vị Xuyên và Võ Nhai (y tỉnh Bắc Thái- nay là Thái Nguyên), năm 1988, thực hiện mệnh lệnh điều chính chiến lược phòng thủ bảo vệ tổ quốc XHCN, Trung đoàn về đứng chân tại tỉnh Bình Định)…

Nghĩa tình với đồng đội

Bồi hồi nhớ lại những năm tháng chiến đấu trước đây, ông Bùi Đức Tân (Trưởng Ban liên lạc Trung đoàn 866, nguyên Chủ nhiệm chính trị Trung Đoàn từ năm 1974- 1976) cho biết: “Mỗi năm, cứ dịp tháng 8 về là những thế hệ cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn lại tổ chức gặp mặt để ôn lại truyền thống anh hùng của Trung đoàn”.

Năm nay đã là 22 năm liên tiếp mà ban liên lạc tổ chức giao lưu, gặp gỡ giữa những người đồng đội cũ. Và qua 22 lần gặp mặt vừa qua, đã có rất nhiều cựu chiến binh được đồng đội, được ban liên lạc giúp đỡ làm ăn, góp phần xóa đói, giảm nghèo…

Theo ông Tân, năm nay, ngoài niềm vui chung cùng quân dân cả nước trong những ngày kỷ niệm quan hệ Việt Nam- Lào, Việt Nam- Camphuchia thì những người lính của Trung đoàn còn được đón nhận một tin vui: các cơ quan chức năng của Nhà nước đã đồng ý triển khai chương trình giám định AND để xác định các liệt sỹ của Trung đoàn, đã được quy tập hài cốt tại Nghệ An những chưa rõ danh tính.

“Đây là một sự cố gắng rất lớn của những thân nhân liệt sỹ, của ban liên lạc, của Trung đoàn 866… thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những liệt sỹ của Trung đoàn”, ông Tân xúc động nói.

Khoa Lâm

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.