“Lẽ công bằng” chính là căn cứ giải quyết tranh chấp dân sự

“Lẽ công bằng” chính là căn cứ giải quyết tranh chấp dân sự
(PLO) - Là một trong các văn bản mang tính “rường cột”, chỉ sau Hiến pháp, nên việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự có tính quyết định đến sự ổn định của cả hệ thống pháp luật.
Vì vậy, Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến sáng qua (22/9) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp 8 đối với những vấn đề chung có tính chất nguyên tắc làm cơ sở cho việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện; sau đó sẽ công bố lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp để chỉnh lý, tiếp tục trình Quốc hội cho ý kiến vào các nội dung cụ thể tại Kỳ họp 9 (5/2015) và thông qua tại Kỳ họp 10 (10/2015) nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp đã được sửa đổi.
Không cần tòa khi dân tự giải quyết được
Giải trình về mục tiêu sửa đổi của Bộ luật Dân sự, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ luật Dân sự phải là bộ luật chung, thể chế hóa các qui định của Hiến pháp về các quyền nhân dân của cá nhân nên cần có tính ổn định cao để không phải sửa đổi thường xuyên. Tán thành với mục tiêu này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm, sửa đổi Bộ luật Dân sự phải theo nguyên tắc “Những cái gì dân giải quyết được thì không cần thiết phải đưa ra tòa vì “việc dân sự cốt ở đôi bên”. Những vấn đề Hiến pháp đã quy định thì Dự thảo Luật phải cụ thể hóa cho đầy đủ”. 
Cùng lưu tâm đến “tuổi thọ” của một trong những bộ luật “rường cột”, ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho rằng, Bộ luật Dân sự phải theo tinh thần Hiến pháp, qui định cụ thể hơn để người dân khi tham gia các quan hệ dân sự thì căn cứ vào luật mà hành xử. Đến khi có tranh chấp thì Tòa án cũng căn cứ vào đó mà xử mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp đã được sửa đổi.  
Từ quan điểm “cuộc sống bao giờ cũng đi trước, đặt ra nhiều vấn đề phải sửa đổi, bổ sung cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, trong đó có Bộ luật Dân sự”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội - nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật được coi là “nền” của hệ thống pháp luật này, nhưng cũng đặt yêu cầu cao đối với sự ổn định của Bộ luật sau khi được sửa đổi. 
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội: “để Bộ luật có sức sống dài hơn, cần thiết phải lấy ý kiến rộng rãi bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp mới vì đã là nền thì phải có tính ổn định khá tốt, nếu không giữ được nền thì các luật khác cũng phải liên tục sửa đổi theo”; đồng thời yêu cầu làm rõ những điều luật sửa đổi, bổ sung tại Dự án Bộ luật Dân sự này “sẽ kéo theo bao nhiêu luật phải sửa” để có sự chuẩn bị, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật khi áp dụng. 
Chưa có luật phải xử bằng “lẽ công bằng”
Đó là một trong những quan điểm trong Bộ luật Dân sự để thể chế hóa trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo cơ chế pháp lý đầy đủ để các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. 
Chính vì vậy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự, TAND không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này, TAND áp dụng quy định về áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự của người dân.
Xem xét từ chức năng, vị trí, vai trò của Tòa án đã được Hiến pháp xác định, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho rằng, đề xuất trên là phù hợp nhưng vẫn bày tỏ lo ngại về tính khả thi khi áp dụng bởi thời gian qua, việc áp dụng tập quán còn nhiều lúng túng và cũng chưa có quy định thế nào là “lẽ công bằng” để làm căn cứ cho Tòa án giải quyết các yêu cầu của nhân dân khi chưa có điều luật như đề xuất của Chính phủ. Nên giải pháp “an toàn” cho sự tồn tại của đề xuất này là phải quy định rõ các nội dung về áp dụng tập quán, áp dụng quy định tương tự của pháp luật và lẽ công bằng trong Bộ luật Dân sự, làm căn cứ để Tòa án áp dụng giải quyết các vụ, việc dân sự khi pháp luật chưa can thiệp kịp. 
Từng có thâm niên trong ngành Tòa án, ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - không thấy yên tâm với đề xuất sẽ mở ra không gian tối đa để các vụ, việc dân sự của người dân khi nhờ đến Tòa án đều được giải quyết như vậy bởi: “Khiếu kiện hiện nay rất phức tạp, những gì ta đã quy định rồi còn chưa giải quyết được thì đưa những gì chưa được quy định mà buộc Tòa án phải thụ lý giải quyết  là vô lý. Cùng với đó, trình độ thẩm phán cấp huyện còn hạn chế mà quy định chưa có điều luật nhưng Tòa án vẫn buộc phải giải quyết thì không thể khả thi được”.
Đây cũng là băn khoăn của nhiều chuyên gia đối với đề xuất của Chính phủ trong điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật hiện nay, nhất là đòi hỏi thẩm phán phải có điều kiện và năng lực chuyên môn cao về giải thích pháp luật. Bên cạnh đó, dường như đề xuất này chưa đáp ứng đúng tinh thần theo qui định của Hiến pháp về việc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Do đó, “đề nghị Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm xem xét kỹ, dù là quy định mới nhưng không hay, ngược đời thì không thể bổ sung vào luật” - ông Nguyễn Văn Hiện nhắc nhở. 

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Đọc thêm

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.