Hướng tới kỷ niệm 35 năm Báo Pháp luật Việt Nam

Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2020): Giá trị cốt lõi

Cán bộ, công nhân viên Báo PLVN tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu tình nguyện.
Cán bộ, công nhân viên Báo PLVN tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu tình nguyện.
(PLVN) - Dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2020), ngoài niềm vui được toàn xã hội nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh nghề nghiệp, cũng là quãng thời gian đặc biệt khiến nhiều tờ báo trên cả nước có hai vấn đề trăn trở. 

Băn khoăn thứ nhất, đây là quãng thời gian công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Đảng, Nhà nước triển khai quyết liệt; là thời điểm cả nước hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lựa chọn ra những đại biểu ưu tú giữ các cương vị chủ chốt; báo chí đứng ở đâu trong cuộc đấu tranh này? Thứ hai, cả nước vừa đồng lòng vượt qua đại dịch Covid-19, khó khăn còn bộn bề, sức ảnh hưởng của mạng xã hội ngày càng lớn; báo chí phải làm gì? 

***

Vai trò của báo chí không chỉ là tuyên dương, cổ vũ nhân rộng những điển hình ưu tú; mà còn là đấu tranh chống sai phạm; góp ý chấn chỉnh sửa đổi những khuyết điểm trong các tổ chức, cá nhân, cơ quan, trong xã hội. 

Nhưng sự đời thường “xấu che, tốt khoe”, ở thời điểm bị một số cá nhân cho là “nhạy cảm” này, có những bài viết góp ý tích cực lại bị quy chụp “đánh có chủ ý”. Có những sai phạm được che giấu tinh vi, phải dày công điều tra tìm hiểu phản ánh nhiều góc cạnh một thời gian mới phân biệt rõ đâu là chính – tà, đâu là sự thật; thế nhưng bên bị phản ánh lại cho rằng báo “có động cơ mục đích”, “bất nhất”… 

Không ít tờ báo vì vậy mà bị đơn thư khiếu nại, gây nhiễu. Không ít nhà báo, phóng viên nguy cơ có tâm lý chùng xuống, e dè.

Nỗi e ngại này đã được “cởi trói” trong Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu mới đây; khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước một lần nữa khẳng định khuyến khích, ủng hộ đồng hành cùng báo chí.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh tại Hội nghị: “Từ sau Đại hội Đảng XII đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Đảng, Nhà nước triển khai quyết liệt hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.

Nhiều cơ quan báo chí, phóng viên đã có thông tin, phản ánh sinh động công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng với nhiều cách tiếp cận và phản ánh đa dạng, chính xác, góp phần cổ vũ, động viên các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý có hiệu quả, tạo hiệu ứng dư luận xã hội tích cực, lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân”. 

Thường trực Ban Bí thư khẳng định: “Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương những đóng góp quan trọng của báo chí với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn hệ thống chính trị và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ”.

Quan điểm trên cũng được khẳng định trong bức thư chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới Hội nghị và người làm báo cả nước: “Các nhà báo luôn đi đầu trên mặt trận đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phê phán những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội, là diễn đàn để đông đảo quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến cũng như thực hiện quyền giám sát công tác điều hành của chính quyền các cấp”.

Thủ tướng khuyến khích: “Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được “dòng chảy chính” của xã hội, của đất nước, phải “phò chính, diệt tà” (…) Hơn lúc nào hết, đội ngũ người làm báo cần luôn trau dồi bản lĩnh, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, giữ vững giá trị cốt lõi và khẳng định sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam”.

***

Vấn đề những giá trị cốt lõi của báo chí, một lần nữa được Thủ tướng gợi mở, tái khẳng định tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19. 

Thủ tướng đánh giá vai trò của truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại bất cứ sự kiện nào. Lúc khó khăn mới hiểu lòng người, sự xông pha, đồng thanh hiệp lực của báo chí có ý nghĩa lớn. “Đó là món quà quý giá để chúng ta có sản phẩm thiết thực, đóng góp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”, Thủ tướng nói.

Mở rộng vấn đề, Thủ tướng gợi mở, để thực hiện mục tiêu kép, hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, truyền thông phải góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, công ty tốt, cách làm ăn hiệu quả, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy sau dịch.

Truyền thông, thông tin phải góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp vào nỗ lực xử lý các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất…

***

Có thể nói, không chỉ giải tỏa những e ngại, những quan điểm của Đảng và Nhà nước được nhấn mạnh như trên, còn tiếp sức cho các nhà báo, phóng viên, cho các tờ báo trên mặt trận đấu tranh chống sai phạm; là những gợi mở để các tờ báo định vị lại mình, có những đường hướng phát triển cụ thể, sáng tạo…

Những chỉ đạo gợi mở trên, càng đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc với Pháp luật Việt Nam, giúp Pháp luật Việt Nam càng tự tin hơn với những giá trị cốt lõi mà tờ báo đã luôn xác định, hướng tới: Là cơ quan ngôn luận sắc bén của Bộ Tư pháp; là địa chỉ chuyển tải cung cấp các thông tin chính thống chủ lưu, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp – pháp luật đến bạn đọc; là tờ báo chuyên ngành pháp luật đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, sai phạm, lãng phí; cũng là cơ quan truyền thông luôn đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp… 

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.