Không thể để các hội 'cựa quậy' trong hộp

Hội thảo “Môi trường pháp lý cho các tổ chức xã hội – nhu cầu đặt ra đối với Luật về Hội”.
Hội thảo “Môi trường pháp lý cho các tổ chức xã hội – nhu cầu đặt ra đối với Luật về Hội”.
(PLO) - Chỉ 10 năm trở lại đây, số lượng hội tăng trung bình gấp 2 lần so với 30 năm trước. Đây thực sự là “nguồn lực xã hội” cần được huy động nhưng các hội vẫn hạn chế khả năng thu hút quần chúng.

Sáng nay (7/7), Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Môi trường pháp lý cho các tổ chức xã hội – nhu cầu đặt ra đối với Luật về Hội”.

Gần 9.000 hội được Nhà bước “bao cấp”

Hiện cả nước có 500 Hội, tổ chức phi chính phủ (TCPCP) có phạm vi toàn quốc, hơn 4.000 hội, TCPCP có phạm vi cấp tỉnh và hàng vạn hội, TCPCP ở phạm vi huyện, xã và rất đa dạng về hình thức, tính chất của hội và TCPCP.

Ngoài 6 tổ chức chính trị xã hội không thuộc đối tượng áp dụng của Luật về hội, còn 8.792 hội có tính chất, đặc thù được Nhà nước đảm bảo về nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất.

Chỉ 10 năm trở lại đây, số lượng hội tăng trung bình gấp 2 lần so với 30 năm trước. “Đây thực sự là “nguồn lực xã hội” cần được huy động có hiệu quả vào tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo quan điểm, nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực nhà nước.

Đánh giá những đóng góp tích cực của Hội hiện nay nhưng ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ còn chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của hội như chưa phải huy đầy đủ chức năng, vai trò, bị “hành chính hóa”, hạn chế khả năng thu hút quần chúng. Chưa thực hiện nghiêm 3 nguyên tắc tổ chức hoạt động tự nguyện, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm.

Ước tính vào thời điểm cuối năm 2015 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn thể dao động 45.600 -68.100 tỷ đồng/năm (tương đương 1-1,7% GDP)

Cùng với đó, tổ chức hội có tính áp đặt hệ thống từ cấp trên TƯ, không thực sự xuất phát từ nhu cầu của quần chúng và điều kiện địa phương, thiếu tính độc lập của các hội, TCPCP.

Các cơ chế pháp lý quy định việc tư vấn, phản biện, giám sát của các TCPCP chậm được quy định nên hiệu quả trên các lĩnh vực này còn bị hạn chế.

“Hành chính hóa” quản lý hội làm mất động lực thành lập hội

Những bất cập này được hy vọng sẽ được giải quyết trong dự thảo Luật về hội nhưng LS.TS.Hoàng Ngọc Giao, Viện Chính sách, pháp luật và pháp triển đánh giá, dự thảo “chưa tạo điều kiện cho hoạt động của hội do nhân dân thành lập”.

Dẫn quy định về điều kiện, thủ tục thành lập hội trong dự thảo, LS.Hoàng Ngọc Giao nhận thấy, các quy định này hạn chế quyền lập hội của nhân dân vì phải chờ cơ quan nhà nước “công nhận điều lệ thành lập hội và/hoặc người đại diện của hội”.

Với các chuyên gia, cùng với quy định này, nhiều quy định khác của dự thảo còn khiến việc quản lý hoạt động hội bị “hành chính hóa” song lại “bỏ ngỏ” vấn đề giám sám, phản biện xã hội của các hội, tổ chức xã hội.

Phân tích sâu hơn, LS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng, quyền lập hội của nhân dân vị hạn chế đáng kể với các quy định trong dự thảo áp đặt mô hình tổ chức và hoạt động hội theo kiểu “một doanh nghiệp cổ phần”, gây ra khó khăn, rườm rà và làm mất động lực thành lập hội của nhân dân.

Làm “ra ngô ra khoai” để các hội được chính danh

Trong bối cảnh chuyển đổi đầy đủ sang nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển của các tổ chức xã hội, GS.Nghiêm Vi Khải – nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng cho rằng, dù chưa có Luật về Hội nhưng các hội, các TCPCP vẫn thành lập và hoạt động bình thường nhưng “không chính danh”.

GS Nghiêm Vi Khải - nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng đề xuất, “nên quản lý hội ở “đầu ra” chứ không phải “đầu vào” mới phù hợp với thực tiễn”

GS Nghiêm Vi Khải - nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng đề xuất, “nên quản lý hội ở “đầu ra” chứ không phải “đầu vào” mới phù hợp với thực tiễn”

Do đó, nhiều nhà khoa học của VUSTA kiến nghị phải sớm hoàn thiện Luật về hội với việc làm “ra ngô ra khoai” ngay cả những khái niệm liên quan để các tổ chức xã hội có thể chính danh hoạt động trong khung pháp lý.

Với mong muốn này, có ý kiến đề nghị chưa trình dự thảo Luật về Hội ra Quốc hội vì còn có nhiều vấn đề cần giải quyết thấu đáo. Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh, việc quản lý hội “không phải cho các tổ chức vào một cái hộp (luật) và cựa quậy trong đó, mà là xây dựng khung pháp lý để bảo đảm quyền tự do lập hội của người dân”.

Ngoài ra, cần tăng cường nhận thức của xã hội về tổ chức xã hội. Qua khảo sát 20 DN cho thấy, trung bình DN bỏ ra 500 triệu/năm cho hoạt động từ thiện, nhất là các DN trên địa bàn TP HCM.

Nhưng DN thường trực tiếp tổ chức các hoạt động từ thiện chứ không thông qua các tổ chức xã hội vì không biết hoặc ngại thủ tục phức tạp… Ông Hàn Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp cho rằng, “Điều đó cho thấy có khoảng trống lớn về nhận thức của DN với các tổ chức xã hội chứ không phải do thiếu hụt chính sách”.

Đọc thêm

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.