Không chế biến khó tăng giá trị nông sản

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp, sáng 21/2. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp, sáng 21/2. Ảnh: VGP.
(PLVN) - 

Ngày 21/2, chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, “nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đều nói là nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được. Đó chính là cơ hội, niềm tin mới của chúng ta để phát triển mạnh mẽ một số sản phẩm, đặc sản thế mạnh rất đa dạng ở từng địa phương”.

Đây là hội nghị quan trọng vì liên quan đến khoảng 65% dân số sống ở nông thôn và góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép hiện nay là vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, sau Hội nghị này, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và đánh giá cao những thành tựu vượt bậc của ngành nông nghiệp trong những năm qua. Thủ tướng cũng cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn. Lãng phí và thất thoát lớn trong nông nghiệp vẫn còn cao do các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi là rất cần thiết, nhưng chế biến sâu càng quan trọng hơn nhằm gia tăng giá trị, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế tối đa việc được mùa rớt giá. 

Việc cơ giới hóa được xem là khâu quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp – nông thôn và tái cơ cấu nông nghiệp, do vậy Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu chính sách hỗ trợ, kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa sản xuất, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu cần tiếp tục tìm kiếm thị trường, phát triển mạnh mẽ các sản phẩm có thế mạnh.

Về tín dụng, thực hiện kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho vay. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào sản xuất giống, sản xuất máy móc, thiết bị; có giải pháp giảm chi phí, giá thành sản phẩm; quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, xây dựng thương hiệu sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với đó cần xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó có thể quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, “chứ bây giờ làm nhỏ lẻ thì không ăn thua, bởi muốn vào siêu thị lớn, trung tâm lớn, xuất khẩu lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu rất quan trọng”.

Do đó, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến góp ý về chính sách tích tụ ruộng đất và cho biết, sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một nghị quyết về chính sách đất đai trong nông nghiệp.

Với tầm nhìn đến năm 2030, để đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu cần xây dựng các giải pháp với chiến lược phát triển. Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng các chương trình, giải pháp để phục vụ các mục tiêu phát triển về kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa nông nghiệp nói riêng…

Sau hội nghị, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, cùng các bộ, ngành sớm nghiên cứu, soạn thảo và trình Thủ tướng chỉ thị về chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp đến năm 2030, nghị định về chính sách cho công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp... 

Tại Hà Nam, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 3000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Cơ cấu ngành hàng chế biến ngày càng phong phú, như: chế biến thực phẩm, bảo quản rau, củ, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn chăn nuôi. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến mới, nhất là đối với sản xuất lúa. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác, tỷ cơ giới hóa thấp hơn.

Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có ông Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cùng lãnh đạo một số sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản.
 Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có ông Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cùng lãnh đạo một số sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản.
  

Báo cáo tóm tắt kết quả công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trong 10 năm trở lại đây cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể.

Hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản có công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm với trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình. 

Công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của ngành nông nghiệp, đóng góp quan trọng nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản. 

Đối với lĩnh vực cơ giới hóa trong nông nghiệp, trang bị động lực, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp tăng dần. Năm 2019 so với năm 2011, số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%; máy sấy nông sản tăng 29%.

Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/01ha canh tác. Công nghiệp hỗ trợ cũng đạt được những kết quả nhất định. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ ban đầu đã phát huy tác dụng.

Việc phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, giá trị gia tăng nông sản, tạo tiền đề xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).