Khởi động dự án khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh tại sân bay Biên Hòa

Dự án khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh tại sân bay Biên Hòa chính thức được khởi động
Dự án khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh tại sân bay Biên Hòa chính thức được khởi động
(PLVN) - Ngày 20/4, tại sân bay Biên Hòa, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức lễ khởi động dự án xử lý dioxin. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện các Bộ, ngành dự buổi lễ. Phía Hoa Kỳ tham dự buổi lễ có Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ, cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam và các Thượng nghị sỹ trong Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ. 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, đánh giá cao các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ đã nỗ lực trong việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Phó Thủ tướng đánh giá cao phía Hoa Kỳ đã tích cực hỗ trợ xây dựng dự án, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của cá nhân ngài Patrick Leahy và các Thượng nghị sĩ cho dự án trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, chiến tranh ở Việt Nam kết thúc đã lâu nhưng hậu quả chất độc hóa học/dioxin vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Nhiều vùng bị phun rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh, trong đó sân bay Biên Hòa là một trong những địa điểm nóng về tồn lưu dioxin tại Việt Nam. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ

Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gây ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ ba.  Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn xác định công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ sức khỏe, an toàn cho nhân dân, làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững. 

Thời gian qua, các cơ quan chức năng hai nước đã phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiều hoạt động như: nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá môi trường bị ô nhiễm dioxin; thực hiện 8 dự án hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Việt Nam ở một số tỉnh bị phun rải chất da cam; gần đây nhất là xử lý thành công hơn 150 ngàn mét khối đất ở điểm nóng ô nhiễm chất độc dioxin sân bay Đà Nẵng, để bàn giao hơn 32,4 héc ta đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trân trọng cảm ở sự quan tâm, ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ đã cùng với Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học/ dioxin ở Việt Nam trong những năm qua. 

Đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng  tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ tổ chức thực hiện thành công dự án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Đặc biệt lưu ý việc bảo đảm xử lý triệt để theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam, bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người; hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để huy động nhiều nguồn lực nhằm thúc đẩy công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, khu vực sân bay Biên Hòa là một trong các điểm bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin rất nặng nề với diện tích trên 52 héc ta, khối lượng trên 500.000 mét khối đất đá cần phải xử lý, tẩy độc. Theo tính toán của các cơ quan chức năng Việt Nam và Hoa Kỳ, chi phí xử lý cần trên 390 triệu USD, tùy thuộc vào mức độ, yêu cầu xử lý và quy hoạch sử dụng đất. 

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng với nỗ lực của hai phía Việt Nam, Hoa Kỳ, đặc biệt là kinh nghiệm từ dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, tin tưởng dự án sẽ thành công. Thứ trưởng mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để bổ sung ngân sách cho việc thực hiện thành công dự án nhằm đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất độc hóa học/dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đóng góp vào tăng cường mối quan hệ toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Năm 2016, USAID đã hợp tác với các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam hoàn thành đánh giá ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa - nơi lưu chứa và chiết nạp dioxin chính trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Theo kết quả đánh giá, khối lượng đất và trầm tích nhiễm dioxin cần xử lý gấp khoảng bốn lần so với khối lượng đã xử lý tại sân bay Đà Nẵng.

Tiếp sau hoạt động đánh giá, USAID đã ký các thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào đầu năm 2018 ký kết cho giai đoạn đầu kéo dài 5 năm với kinh phí cam kết là 183 triệu USD cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực Sân bay Biên Hòa.

Dự án sẽ tiến hành tại những khu vực có nguy cơ cao trong khu vực sân bay Biên Hòa với thời gian dự kiến 10 năm bằng các phương pháp xử lý và cô lập như được sử dụng tại sân bay Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.