Khi nào không còn 'cầu thân, cầu lợi' bằng quà Tết?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -Câu chuyện về quà biếu nói chung và quà Tết nói riêng, nhất là “biếu sếp” đã trở thành mối bận tâm của nhiều người. Dẫu những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm nào cũng có những Chỉ thị, yêu cầu “không biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo” nhưng mỗi năm, lượng quà Tết vẫn ùn ùn âm thầm đổ về những “nơi cần phải đến”.

Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo

Lần đầu tiên việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo đã được “nâng cấp” lên tầm Chỉ thị của Ban Bí thư. Cuối tháng 12/2017, thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ký ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2018, trong đó nhấn mạnh, nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo, cấp trên “tranh thủ” cấp dưới với mọi hình thức.

Ngoài yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện thật tốt các chính sách bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão, lũ...

Tổ chức thăm hỏi các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang và đơn vị làm nhiệm vụ trong những ngày Tết; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội, mừng Xuân, tổng kết năm, đón nhận phần thưởng thi đua và kỷ niệm ngày truyền thống... cần thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp từng địa phương, Ban Bí thư nêu rõ trong Chỉ thị, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương.

Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, cấp trên “tranh thủ” cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…

Tiếp nhận tinh thần này, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Ngay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì. Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết”. Yêu cầu này của Thủ tướng Chính phủ không phải lần đầu tiên và được nhấn mạnh ngay trong phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm, chuẩn bị sang năm mới cho thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt, muốn ngăn chặn “nạn lợi dụng quà tặng cho các mục đích cá nhân”.

Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cũng công khai đường dây nóng với 3 số điện thoại 08.048228, 0902.386.999, 0125.698.6688 để người dân có thể thông tin khi phát hiện các hành vi tặng quà Tết, tham nhũng. Sau khi nhận được đơn thư, điện thoại tố giác, Cục Chống tham nhũng sẽ chuyển giao hồ sơ, thông tin cho ban ngành, địa phương có trách nhiệm xác minh, xử lý. Kết quả xác minh, xử lý sẽ được các ban ngành, địa phương báo cáo về Cục Chống tham nhũng để tổng kết, báo cáo cấp trên có biện pháp xử lý tiếp theo.

“Lệ” khó sửa?!

Cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 nêu rõ, các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp quán triệt, thực hiện nghiêm không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo, yêu cầu các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2016 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã trực tiếp yêu cầu các địa phương: “Ngay trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì. Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy, cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng đồng chí thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.

Thế nhưng chỉ thị của Thủ tướng đã được thực hiện đến đâu thì ai cũng thấy là “chưa đến đâu”, bởi thị trường quà tặng, biếu dịp Tết vẫn có lượng tiêu thụ lớn gấp nhiều lần ngày thường, những món hàng xa xỉ chuyên phục vụ cho việc biếu, tặng vẫn được quảng cáo rầm rộ và “cháy hàng” dịp sát Tết. Tuy nhiên, trước trong và sau Tết Nguyên đán 2017, đường dây nóng của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã nhận 56 nguồn tin tố giác tham nhũng, biếu - nhận quà Tết.

Trong đó có 23 tin còn lại tố giác việc biếu - nhận quà Tết trái quy định. Cục Chống tham nhũng cho biết, qua tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ từ các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP,  tập đoàn kinh tế nhà nước trên, chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng tiền, tài sản công không đúng quy định; lãng phí, tặng quà, nhận quà không đúng quy định trong dịp Tết Đinh Dậu 2017. Cùng với đó, một số địa phương đã phát hiện việc cấp dưới có ý định tặng quà tết cấp trên nên đã tự giải quyết, ngăn ngừa xử lý tại chỗ.

Trong báo cáo công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2017 của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11-CT/TW (ngày 20/12/2016) của Ban Bí thư TƯ Đảng trong đó yêu cầu thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà cho cấp trên dưới mọi hình thức; tiếp tục quán triệt và chấp hành nghiêm Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg (ngày 10/5/2007) của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng. 

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, rà soát và yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng các bộ, ngành, địa phương nhận xe ô tô do doanh nghiệp biếu tặng, đặc biệt là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý; đồng thời thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các xe ô tô đã tiếp nhận trước đây theo đúng quy định về quản lý tài sản nhà nước và sử dụng đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn. 

Một số địa phương đã trả lại, không tiếp nhận xe do doanh nghiệp biếu tặng: Cà Mau trả lại 02 xe, TP. Đà Nẵng trả lại 01 xe. Có 02 trường hợp ở Bình Thuận và 01 trường hợp ở Lâm Đồng trả lại quà tặng với số tiền 32 triệu đồng. Đã xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp (trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh – nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng).

Để PCTN hiệu quả hơn, năm 2018, Chính phủ tiếp tục xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó sửa đổi quy định về tặng quà và nhận quà tặng theo hướng tăng cường tính tự giác và có chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. 

Biếu, tặng quà Tết vốn đã từ nét đẹp văn hóa đã bị biến tướng, lợi dụng thời gian dài nay đã thành “lệ” khó sửa. Và không mấy ai “can đảm” đứng ngoài vòng, thực hiện nghiêm chỉ thị “không biếu, tặng quà Tết lãnh đạo” khi thấy quà Tết vẫn “hối hả” di chuyển đến các địa chỉ “nóng” vào dịp cuối năm, Tết đến.

Rõ ràng, ý định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ “không để diễn tình cảnh biếu xén dịp Tết, nhất là biếu xén cấp trên” là muốn xây dựng sự trong sạch cho bộ máy, nhưng việc thực thi lại phụ thuộc vào tâm lý, nhận thức của người dân, của cấp dưới. Chỉ khi nào không còn coi quà tặng “cầu nối” để cầu thân, cầu lợi thì lúc đó, tặng, biếu quà mới về đúng ý nghĩa tình càm của nó mà không cần phải có văn bản “nghiêm cấm” như hiện nay.

Điều 26. Tặng quà và nhận quà tặng (sửa đổi, bổ sung) dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 quy định, cán bộ, công chức, viên chức không được nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Khi được tặng quà thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, cán bộ, công chức, viên chức phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trong trường hợp không thể từ chối được thì phải nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và công khai danh tính của người tặng quà. Việc quản lý, sử dụng quà tặng được nộp lại thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được tặng quà và nhận quà tặng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp pháp luật khác có quy định. Khi được tặng quà và nhận quà tặng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do pháp luật khác quy định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải công khai việc tặng quà và nhận quà tặng.

Theo bà Lê Thị Yến (Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ), dự án luật PCTN (sửa đổi) đã quy định “cấm mọi trường hợp tặng quà và nhận quà dưới mọi hình thức, trừ trường hợp vì mục đích từ thiện hoặc trong các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật” là chưa bao quát hết các trường hợp xảy ra trong thực tế. Bà đề nghị, Chính phủ quy định cụ thể về các trường hợp được tặng quà và nhận quà tặng, định mức, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tặng quà và nhận quà tặng để bao quát hết các trường hợp, không để “tặng quà và nhận quà” trở thành bình phong, tạo điều kiện cho những hành vi tham nhũng thông qua quà tặng trở nên hợp pháp.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.