Kê khai tài sản cán bộ: Giải pháp nào hạn chế tính hình thức?

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ đang đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương về thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức theo Luật Phòng, chống tham nhũng, nhất là người có chức vụ, quyền hạn và người chuẩn bị ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tới đây. Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã có cuộc trả lời báo chí về vấn đề dư luận quan tâm này.

Xin ông cho biết công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) 2018 đã và đang được triển khai như thế nào?

- Để triển khai thực hiện các quy định của Luật PCTN về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ tướng đã sớm có chỉ đạo, giao Thanh tra Chính phủ (TTCP) chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết những nội dung được Luật giao, đồng thời nghiên cứu, xây dựng đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. TTCP cũng đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Công nghệ thông tin.

Sau khi có Nghị định 130/2020/NĐ-CP, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức việc kê khai tài sản thu nhập lần đầu, đồng thời tổ chức công khai bản kê khai và nộp bản kê khai tài sản, thu nhập cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. TTCP đã tiếp nhận Bản kê khai của một số cán bộ giữ chức vụ GĐ Sở của một số địa phương.

TTCP cũng đã tham mưu và Tổng TTCP đã thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo Hội đồng Bầu cử Quốc gia về việc sử dụng mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác bầu cử. Hội đồng đã có Nghị quyết 41 ngày 18/1/2021 hướng dẫn cụ thể về hồ sơ ứng cử và mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập dùng cho hồ sơ ứng cử.

Tuy vậy, việc triển khai thực hiện còn chưa đồng đều, một số nơi khi tổ chức thực hiện còn gặp vướng mắc. Vì vậy, TTCP đã báo cáo Thủ tướng và mới đây có Văn bản số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 đôn đốc, hướng dẫn công tác này, trong đó yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện việc kê khai, công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu xong trước ngày 31/3/2021; bàn giao bản kê khai cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xong trước ngày 30/4/2021 và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về TTCP chậm nhất là ngày 31/5/2021.

Việc hướng dẫn, đôn đốc của TTCP với các Bộ, ngành, địa phương đến nay ra sao để bảo đảm đúng tiến độ là việc kê khai lần đầu hoàn thành xong trước ngày 31/3/2021, thưa ông?

- TTCP đã ban hành Kế hoạch số 2265/KH-TTCP ngày 25/12/2020 trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, hướng dẫn các quy định của Luật PCTN về kiểm soát tài sản, thu nhập và Nghị định 130/2020/NĐ-CP; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa TTCP với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện. 

Theo Kế hoạch, TTCP sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt quy định của Luật PCTN về kiểm soát tài sản, thu nhập và Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Đặc biệt, để khắc phục một số khó khăn, vướng mắc, bảo đảm các biện pháp thi hành quy định của Luật PCTN về kiểm soát tài sản, thu nhập, TTCP sẽ phối hợp Ban Tổ chức Trung ương xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

Đây là đợt đầu triển khai việc kê khai tài sản, thu nhập theo Luật PCTN 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP; nhưng công tác này cũng đã được triển khai từ nhiều năm trước theo quy định của Luật PCTN 2005. Do đó, đồng thời với việc tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, TTCP sẽ tổ chức kiểm tra đối với một số Bộ, ngành, địa phương để đánh giá nơi nào làm tốt, nơi làm chưa tốt và thúc đẩy việc thực hiện.

Thưa ông, chúng ta cần có những giải pháp nào để hạn chế tính hình thức và kiểm soát thực chất được tài sản của cán bộ, công chức, nhất là đối với những người có chức vụ, người tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp tới đây?

- Trước đây, việc kê khai tài sản được đánh giá là còn hình thức và chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Chính vì vậy, nhiều giải pháp mới đã được thể chế hóa trong Luật PCTN 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP. 

Để hạn chế tính hình thức và kiểm soát thực chất được tài sản của cán bộ, công chức, nhất là đối với những người tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp tới đây thì nhất thiết phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật PCTN và Nghị định 130/2020/NĐ-CP, trọng tâm là các nội dung:

Phải rà soát, lập danh sách đầy đủ những người có nghĩa vụ kê khai để tránh bỏ lọt đối tượng phải kê khai lần đầu; tổ chức kê khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đặc biệt là khâu rà soát nội dung bản kê khai để bảo đảm kê khai đúng mẫu, đúng hướng dẫn. Các trường hợp kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ phải kiên quyết yêu cầu kê khai lại.

Phải tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định và lựa chọn hình thức niêm yết hay công bố tại cuộc họp sao cho phù hợp nhất với tính chất tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để bảo đảm Bản kê khai được công khai rộng rãi, rõ ràng. Đối với người tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp thì phải công khai theo đúng quy định của pháp luật bầu cử; góp phần quan trọng để phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, cũng như cung cấp thông tin giúp cử tri xem xét, quyết định lựa chọn người xứng đáng.

Phải tổ chức tốt việc kiểm tra, xác minh tính trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, đặc biệt là việc kiểm tra xác minh khi có tố cáo hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; và kiểm tra, xác minh ngẫu nhiên theo kế hoạch hàng năm. 

Bên cạnh đó còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập với cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên, công chức trong kiểm soát tài sản, thu nhập để bảo đảm cho việc quản lý việc kê khai tài sản, thu nhập, theo dõi biến động tài sản, thu nhập, kiểm tra, xác minh và xử lý khi có vi phạm.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.