Kế hoạch tuyệt mật giải phóng Huế

Kế hoạch tuyệt mật giải phóng Huế
(PLO) - Ở tuổi 89, đại tá Huỳnh An (ngụ TP. Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn Phú Xuân) vẫn rất minh mẫn khi kể lại kế hoạch tuyệt mật giải phóng Huế - những ký ức hào hùng một thời hoa lửa.  
Kế hoạch đặc biệt
Nói về hai cuộc hành quân tiến vào giải phóng TP. Huế và kéo cờ Mặt trận giải phóng miền Nam trên Kỳ đài Huế (8h ngày 1/1/1968 và 6h30 ngày 26/3/1957) của trung đoàn Phú Xuân; năm tháng trôi qua, bao nhiêu điều đã cũ trong ký ức, nhưng những kỷ niệm về hai cuộc hành quân này vẫn vẹn nguyên trong trái tim vị đại tá.  
Đại tá An kể, cuộc hành quân năm 1968 để lại trong lòng ông nhiều kỷ niệm nhất. Ngày đó, ông là Trung đoàn trưởng trung đoàn Phú Xuân, đóng quân tại một cánh rừng phía Tây huyện Hương Trà. Để chuẩn bị cho chiến dịch, điều mọi người lo lắng nhất là làm sao để hàng ngàn chiến sĩ của ta, từ rừng sâu băng qua các ngôi làng ở đồng bằng, tiến về Cố đô mà không bị lộ. 
Nhiều cuộc họp liên tục diễn ra, cuối cùng một kế hoạch tác chiến được hình thành. “Lúc đó, tôi chỉ lo lắng, hành quân trong đêm qua nhà dân, nếu chó sủa, hành tung của mọi người lộ mất. Không thể để mạng sống của các chiến sĩ bị uy hiếp, tôi ra lệnh phải tìm cách để tất cả chó trong các ngôi làng Trung đoàn hành quân qua, không thể cất tiếng sủa”, vị đại tá nhớ lại.
Trước cuộc hành quân một tuần, các chiến sĩ hậu cần mua hàng ngàn trứng vịt. Anh em huy động tất cả chảo to, chảo nhỏ, luộc chín, khoét 1 lổ trên quả trứng rồi nhét bả chó vào bên trong.
Sau đó phối hợp với đặc công địa phương, đồng loạt thuốc chó trong một đêm. Sáng hôm sau, người dân ngỡ ngàng khi thấy chó của nhiều ngôi làng đang khỏe mạnh bỗng lăn ra chết hàng loạt, không một con sống sót.
Quân địch thấy chuyện lạ, cũng hoang mang không kém. Tuy nhiên kế hoạch được thực hiện một cách kín kẽ nên địch không thể lần ra.  
Chiều 30 tháng Chạp năm 1968, trung đoàn Phú Xuân bắt đầu hành quân, đến 5h chiều đã có mặt ở cửa rừng. Trời bắt đầu nhá nhem, cả đội hình hơn 1.000 người như con rắn khổng lồ lặng lẽ trườn qua các cánh đồng, làng mạc, hướng về thành phố để tiếp cận mục tiêu. 
Hành quân đến bến Lợi, trung đoàn phải vượt sông để qua bên kia thành phố. “Tôi ra lệnh, ai biết lội thì lội. Ai không biết lội thì ở lại. Mọi động tác phải được thực hiện thật nhẹ nhàng, thận trọng. Phải im lặng tuyệt đối để trung đoàn vượt sông an toàn, tránh bị lộ”, đại tá An nhớ lại. 
Đêm đông rét cắt da cắt thịt. Các chiến sĩ nhanh chóng gói buộc trang phục, vũ khí gọn gàng để vượt sông. 
“Sông không rộng, nước chảy không nhiều, nhưng khi ra đến giữa sông, vì trời lạnh, hai chiến sĩ bị chuột rút. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, cả hai chiến sĩ để mình chìm dần xuống đáy sông, không một tiếng quẫy đạp, không một tiếng kêu”, giọng vị chỉ huy chợt khản đặc, đôi mắt xa xăm đượm buồn.
Do không thuộc địa hình, trận chiến lại diễn ra ban đêm nên mới có chuyện dở khóc dở cười vì đánh nhầm mục tiêu. Đại tá Nguyễn An nhớ lại, lúc đó đại đội 4 nhận lệnh đánh chiếm Đại Nội và cột cờ Phu Văn Lâu. 
Không may trên đường tấn công, chiến sĩ dẫn đường hy sinh, quân ta bắt được một tên lính thuộc đại đội quân cụ của địch, buộc tên này dẫn đường đến Đại Nội. 
“Do tên lính không nghe rõ giọng miền Bắc, nên khi quân ta ra lệnh dẫn đường đến Đại Nội, tên lính lại dẫn về Đại đội của hắn. Trong quá trình giao tranh, một tên lính bị bắt cho biết, “các ông đánh nhầm mục tiêu rồi, đây không phải là Đại Nội”. Toàn đại đội mới ngã ngửa, lần mò tiếp đường đến mục tiêu”, đại tá An kể.
Đại tá Huỳnh An
 Đại tá Huỳnh An
Trận chiến thảm khốc 18 chọi 1000
Đại tá Nguyễn An cho biết, trung đoàn của ông đã hai lần hoàn thành nhiệm vụ giải phóng TP. Huế. Năm 1968, quân ta chiếm giữ thành phố được 25 ngày đêm, sau đó quân địch tái chiếm. Suốt những ngày đêm chiến đấu, rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh. 
Nhưng có lẽ sự hy sinh anh dũng của chiến sĩ Nguyễn Văn Phúng (quê Hải Phòng) khiến ông khắc ghi mãi.
Sau khi quân ta chiếm được thành phố, địch phản công. Mỹ huy động mọi phương tiện và vũ khí hiện đại nhất tiến hành phản công, tái chiếm lại thành phố. 
Hàng ngàn quân địch đổ bộ qua cửa Đông Ba. Tiểu đoàn 2 do đồng chí Phúng làm tiểu đoàn trưởng chỉ còn lại 18 chiến sĩ. Trước lực lượng hùng hậu của quân địch, đồng chí Phúng vẫn quyết tâm bằng mọi cách chặn đứng cuộc hành quân của địch nhằm kéo dài thời gian để quân ta rút lui. 
Anh dõng dạc hô to: “Ai Đảng viên, theo tôi. Ai là quần chúng, cũng theo tôi”. Sau đó vị tiểu đoàn trưởng ôm súng lao thẳng về phía quân thù nã đạn, 18 chiến sĩ của tiểu đoàn cũng đồng loạt xung phong, tiến lên đánh chặn, giữ chân hơn một ngàn tên địch suốt hai giờ liền.
“Tiểu đoàn trưởng Phúng và 18 chiến sĩ hôm ấy đều hy sinh. Họ chính là những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, vị đại tá bồi hồi nhớ lại.
Trong cuộc hành quân tiến về giải phóng Huế lần hai vào năm 1975, trước khí thế tấn công như chẻ tre của quân ta, quân địch đã hoàn toàn rệu rã, cuống cuồng tháo chạy.
“Lúc chúng tôi hành quân qua sân bay Tây Lộc, có một bà mẹ và hai cô con gái chạy ra, mang theo rất nhiều thuốc lá, dúi vào tay chúng tôi. Để chúng tôi mang thuốc lên rừng hút cho đỡ thèm. Họ sợ chúng không ở lại được. Tôi nói, “mạ yên tâm, lần này chúng con nhất định sẽ ở lại thành phố”. Và chúng tôi đã làm được”, ông An xúc động. 
6h30 ngày 26/3/1975, cờ Mặt trận giải phóng đã bay phất phới trên Kỳ Đài – Ngọ Môn, báo hiệu Huế hoàn toàn giải phóng, mở đầu cho Đại thắng Mùa Xuân năm 75. 
“Chính đại đội 3 của tiểu đoàn 1, thuộc trung đoàn 6 Phú Xuân, đã cắm cờ trên Kỳ đài. Đây cũng chính là đại đội đã cắm cờ vào 8h sáng ngày 1/1/1968. Cả hai lần tiến về giải phóng thành phố, tôi đều chọn đại đội này thực hiện nhiệm vụ cắm cờ.
Đây là đại đội thiện chiến nhất. Đánh giao thông, đánh phục kích đều rất tốt, đánh chủ công rất khôn khéo và ít thương vong. Cả hai lần, đại đội 3 đều xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ”, nụ cười nở trên môi ông.
Trời đã quá trưa, nhìn khoảng nắng vàng rực trước sân, đôi mắt vị đại tá bất giác đượm buồn. Hẳn ông đang nghĩ đến những đồng chí, đồng đội của mình đã nằm xuống. Họ đã hoà tan trong nắng, trong gió, trong đất mẹ, để ánh nắng hôm nay thêm rực rỡ, để dòng sông Hương kia mãi mãi in một màu xanh yên bình.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.