Hy vọng 8 thuyền viên mất tích còn sống là rất mong manh

Tàu Nam Vỹ 69 bị hỏng phần đầu sau vụ va chạm
Tàu Nam Vỹ 69 bị hỏng phần đầu sau vụ va chạm
(PLO) - Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng này, phóng viên PLVN có mặt tại hiện trường cho biết, trong khi cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác cứu hộ, cứu nạn về phía Nam và sẽ vào cuộc điều tra nguyên nhân thì người nhà nạn nhân lên phương án tìm kiếm độc lập.
Tìm thấy nhiều vật dụng trên tàu bị nạn
Sáng 10/11, ông Nguyễn Nhật (Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) cùng ông Nguyễn Anh Vũ (Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam - VNMRCC) đã ra hiện trường để trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm tàu Phúc Xuân 68 bị nạn hôm 9/11 khiến 8 thuyền viên mất tích.
Đến 11h trưa cùng ngày, ông Đinh Nhiên (Thuyền trường tàu SAR27-01) cho biết đã tìm được hai phao bè tự nổi (chỉ vớt một chiếc, thả trôi chiếc kia để quan sát hướng trôi), một số phao áo và vật dụng của tàu Phúc Xuân 68. Tuy nhiên, chưa tìm được tàu Phúc Xuân 68, độ sâu trong khu vực là 80 – 90m. 
Theo ông Nhật, khi tàu bị chìm, phao bè tự nổi sẽ tự động bung ra. Trong phao bè này có đầy đủ nước uống, đồ ăn, thuốc, pháo khói… Khi đó nếu có ai thoát ra khỏi tàu bị nạn thì có thể tồn tại được trong khoảng một tuần để chờ lực lượng cứu nạn tới cứu. Tuy nhiên, lực lượng cứu nạn vẫn chưa tìm được thuyền viên nào.
Phao của tàu Phúc Xuân 68 được tìm thấy
Phao của tàu Phúc Xuân 68 được tìm thấy
Chiều 10/11, tại cuộc họp khẩn  được tổ chức tại TP.Nha Trang, các thuyền viên tàu Nam Vỹ 69 đã được triệu tập. Ông Nguyễn Nhật cho biết, hiện có 8 tàu đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân tại thực địa. Khi được lãnh đạo Cục Hàng hải chất vấn, ông Trần Văn Hải (Thuyền trưởng tàu Nam Vỹ 69) cho biết, trước khi xảy ra va chạm, tàu này đang di chuyển với tốc độ 5,2 hải lý/giờ. 
“Chúng tôi phát hiện tàu Phúc Xuân 68 cách khoảng 6 hải lý và nhìn thấy bảng đỏ của nhau, nhưng không hiểu sao tàu Phúc Xuân 68 vẫn cứ dạt vào. Chúng tôi gọi VHF thì không thấy họ trả lời. Khi chuẩn bị va nhau, tốc độ tàu Phúc Xuân 68 quá lớn nên chúng tôi buộc phải lách qua để đâm vào mạn phải của tàu này. Nếu hai tàu tông trực diện thì hậu quả rất lớn”, ông Hải nói.  
Sau khi hai tàu hàng đâm va, thấy tàu Phúc Xuân 68 chìm nhanh, thuyền viên tàu Nam Vỹ 69 đã ném hết 11 áo phao cùng 1 phao bè để thuyền viên tàu bị chìm bám vào, tuy nhiên đã không có ai tìm được áo phao và phao bè. “Khả năng 8 thuyền viên còn lại trên tàu Phúc Xuân 68 bị sức hút mạnh của tàu khi chìm nên không thoát được ra ngoài. Chúng tôi chỉ quan sát thấy 3 người rời khỏi tàu, đó là những thuyền viên đã được cứu thoát sau đó. Khoảng 2 phút tàu mới chìm hẳn thì vẫn còn thời gian để thoát ra, nhưng không hiểu sao chỉ có 3 người nhảy được ra ngoài”, ông Hải băn khoăn. 
Hiện trường vụ tai nạn được tìm kiếm
Hiện trường vụ tai nạn được tìm kiếm 
Tập trung mọi phương tiện cứu nạn, cứu hộ
Như Báo PLVN đã đưa tin, khoảng 1h sáng 9/11, tàu Phúc Xuân 68 cùng 11 thuyền viên (quê Thái Bình) chở sắt có lộ trình từ Hải Phòng đi Bà Rịa - Vũng Tàu đã đâm va với tàu vận tải Nam Vỹ 69 (Hải Dương) chở 2.500 tấn đậu và ngô, hành trình đi từ cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra cảng Quy Nhơn (Bình Định) khiến tàu Phúc Xuân 68 bị chìm cách phía Đông Nam Nha Trang khoảng 15 hải lý.
Tại buổi họp khẩn chiều 9/11, ông Nguyễn Nhật (Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa. Cung cấp với báo chí, ông Nhật cho hay vùng biển tàu hàng Phúc Xuân 68 bị đắm có độ sâu từ 60 đến 100m nên phương án lặn tìm 8 thuyền viên được cho là khó khả thi. Trước mắt, theo ông Nhật là huy động tổng lực mở rộng vùng tìm kiếm từ vùng biển bắc Khánh Hòa đến khu vực hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và điều cả lực lượng tìm kiếm cứu nạn từ Vũng Tàu rà ngược lên. 
Tại buổi làm việc, ông Nhật đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển điều động các tàu lớn tham gia tìm kiếm vì với lực lượng hiện tại của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Việt Nam và Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, khó có thể đáp ứng tìm kiếm diện rộng. Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa liên hệ với ngư dân những vùng đảo gần  khu vực tàu bị nạn nhất tham gia tìm kiếm vì ngư dân là người am hiểu vùng biển, dòng chảy…
Ông Nguyễn Anh Vũ cho biết, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của VNMRCC vẫn phối hợp cùng cơ quan chức năng tìm kiếm 8 thuyền viên. Tuy nhiên, hiện thời tiết trên biển đang có gió mạnh nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi sẽ tập trung mọi phương tiện cứu hộ với cường độ cao nhất để cứu nạn. Tuy nhiên, số phận của 8 thuyền viên tàu Phúc Xuân 68 là rất mong manh vì đa số không mặc áo phao”, ông Nhật nói.
Trước đó, khoảng 19h ngày 9/11/2014, sau khi được đưa vào bờ, ông Lê Xuân Rự (50 tuổi, quê Thái Bình) vẫn còn nhớ như in giây phút định mệnh của tàu Phúc Xuân 68. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng rắc, rồi cả con tàu chao đảo và chìm nhanh xuống biển. Tôi chỉ kịp lao nhanh xuống biển chứ không kịp làm gì khác”. 
Sau đó, ông Rự đã cứu được người bị nạn gần nhất là anh Nguyễn Văn Hậu (31 tuổi, quê Thanh Hóa, người trực radio trên tàu Phúc Xuân 68). Sau hơn 30 phút vật lộn giữa biển khơi, cả hai người được thủy thủ tàu Nam Vỹ 69 cứu lên. Lúc này, trên tàu Nam Vỹ 69 còn có một thủy thủ khác cũng vừa được cứu sống là anh Hà Hồng Thái (37 tuổi, quê Thái Bình).
Ba thuyền viên được đưa lên bờ
Ba thuyền viên được đưa lên bờ 
Người thân thủy thủ mất tích lên phương án tìm kiếm độc lập
Trưa 10/11/2014, theo ghi nhận của phóng viên PLVN, thân nhân của 8 thủy thủ mất tích của tàu Phúc Xuân 68 đứng ngồi không yên tại cảng Nha Trang để ngóng tin tức người thân. Anh Nguyễn Đức Loan (em trai anh Nguyễn Đức Khoa, Thuyền trưởng tàu Phúc Xuân 68) cũng vừa từ Bình Thuận vào đến Nha Trang sáng 10/11. 
Anh Loan cho biết, anh cùng 4 người nhà đã có mặt tại Nha Trang, trưa nay 4 người nữa từ Thanh Hóa sẽ vào Nha Trang để tham gia tìm kiếm vị thuyền trưởng xấu số. Cũng theo anh Loan, gia đình anh cùng nhiều gia đình thủy thủ khác sẽ lên phương án tìm kiếm độc lập bằng khả năng và kinh nghiệm nhiều năm đi biển. “Chúng tôi tin là các cơ quan chức năng và nhất là chủ tàu Phúc Xuân 68 sẽ đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho chúng tôi”, anh Loan nói.
Trong khi đó, ông Bùi Hồng Phong (đại diện Công ty Vận tải biển Hoàng Hải) cho biết, Công ty đã liên hệ với Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa để đưa một số thân nhân nạn nhân đi tìm kiếm ven bờ. Về việc tìm kiếm thợ lặn để tìm kiếm nạn nhân, ông Phong nói: “Trước nguyện vọng về việc được tham gia tìm kiếm, được đến vùng biển nơi con em mình gặp nạn, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng và chia sẻ với thân nhân của các anh em thủy thủ nhưng sẽ tuân theo quy định của pháp luật”. 
Trước những dấu hỏi về nguyên nhân vụ tai nạn là do yếu tố con người hay thời tiết, ông Nguyễn Nhật cho biết, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, việc tìm kiếm, cứu nạn đã được đặt lên hàng đầu, song song với công tác đó cơ quan chức năng đã vào cuộc để tiến hành điều tra, làm rõ vụ tai nạn thương tâm. 
“Chúng tôi sẽ giao cho Cơ quan An toàn hàng hải thuộc Cục cũng như Phòng An toàn hàng hải của Cảng vụ Nha Trang để tiến hành điều tra vụ việc. Bước đầu cơ quan liên quan đã phỏng vấn các thuyền viên của tàu Phúc Xuân 68 bị chìm và chúng tôi đang tiến hành kiểm tra các thuyền viên tàu Nam Vỹ 69. Sơ bộ ban đầu chúng tôi đã thu thập thông tin, điều tra các thiết bị máy móc hàng hải xem nó có đảm bảo an toàn hàng hải hay không. Chúng tôi nhận định, có thể nhiều khả năng là do yếu tố con người, có thể là do quá trình cảnh giới của thủy thủ và trực ca hôm đó. Nhiều khả năng có thể đó là sự bất cẩn của sĩ quan, thủy thủ cũng cần được cân nhắc trong quá trình điều tra”, ông Nhật nói.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).