Hệ lụy từ “canh bạc” lao động 'chui' vùng biên (Kỳ 1)

Công an xã Pú Xi (huyện Tuần Giáo, Lai Châu) tuyên truyền người dân không xuất cảnh trái phép.
Công an xã Pú Xi (huyện Tuần Giáo, Lai Châu) tuyên truyền người dân không xuất cảnh trái phép.
(PLO) - Nhiều năm qua, tình trạng người dân khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc vượt biên sang Trung Quốc lao động không phép khá nhiều. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và quy chế biên giới, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lao động ở nước ngoài.

Tỉnh Lai Châu có gần 300km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có 2 cửa khẩu, 5 lối mở truyền thống và nhiều đường mòn qua lại hai bên biên giới. Dân cư sinh sống trong khu vực biên giới chủ yếu là dân tộc Dao, Mông, Hà Nhì, La Hủ, Thái, Giáy, Mảng, Hoa, Khơ Mú, đa số có trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết về pháp luật và ý thức về quốc giới còn hạn chế. Điều đáng nói là 100% xã biên giới đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng chậm phát triển.

Tại địa bàn sinh sống, người dân khó tìm kiếm được công việc để có thêm thu nhập, trong khi đó, tại Trung Quốc nhu cầu thuê lao động với những công việc không đòi hỏi trình độ như: bốc vác, phụ vữa, trồng chuối, thu hoạch nông sản lại nhiều. Biết là trái pháp luật nhưng nhu cầu kiếm thêm thu nhập cũng như không lường hết được hậu quả nên nhiều người lợi dụng việc đi làm nương, rẫy ở gần biên giới rồi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Tình trạng công dân tại Điện Biên xuất cảnh trái phép lao động làm thuê thực sự “nóng” lên từ năm 2015 khi các lực lượng chức năng phát hiện 1.392 trường hợp tại Trung Quốc và Lào, trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc với 1.290 người, tăng 420 người so với năm 2014.

Sau khi UBND tỉnh Điện Biên ban hành Công văn số 4332/NC-UBND ngày 9/3/2015 về việc tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê, các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên đã vào cuộc quyết liệt, vì thế tình trạng công dân Điện Biên đi lao động “chui” tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 1.252 người trong năm 2016. Năm 2017, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã phát hiện 644 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, trong đó tiếp nhận phía Trung Quốc trao trả 6 vụ/16 đối tượng. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị xác minh, xử lý và bàn giao số người này cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng đã tiếp nhận 13 vụ với 198 công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt giữ trao trả. Cuối tháng 3 vừa qua, trong vòng 1 tuần, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Trà Lĩnh đã tiếp nhận 64 công dân xuất cảnh trái phép trở về bằng đường trao trả.

Cụ thể, ngày 23/3/2018, Đồn BPCK Trà Lĩnh tiếp nhận 12 công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc do Đại đội Công an thành phố Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trao trả. Ngày 28/3/2018, Đồn BPCK Trà Lĩnh tiếp tục tiếp nhận 52 công dân Việt Nam do Đại đội Công an thành phố Tịnh Tây trao trả. Tại Đồn BPCK Trà Lĩnh, những công dân này khai nhận vì không có việc làm ổn định nên đã tự ý vượt biên theo các đường mòn sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm.

Theo chỉ huy Đồn BPCK Trà Lĩnh, số công dân bị trao trả đợt này có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang. Họ vượt biên theo các đường mòn, đường tắt, lối mở trên khu vực biên giới sang Trung Quốc lao động “chui”. Trên đường đi tới nơi lao động ở Trung Quốc thì bị các cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ.

Thiếu tá Bế Hồng Cương, Chính trị viên Đồn BPCK Trà Lĩnh cho biết: “Do không có giấy tờ hợp pháp nên số công dân vượt biên trái phép này đã bị công an Trung Quốc bắt và giam giữ từ 1 đến 3 tháng. Ngay sau khi tiếp nhận, đơn vị đã tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở và yêu cầu những công dân trên phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi qua lại biên giới; đồng thời, cảnh báo nguy cơ, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với việc tự ý xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê bất hợp pháp”.

Đa phần các công dân Việt Nam lao động “chui” bên Trung Quốc đều có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện nghèo khó do không có công ăn việc làm ổn định, nên bị rủ rê vượt biên sang Trung Quốc làm thuê ở những xưởng sản xuất, ngoài đồng mía, phụ hồ... Khi bị phát hiện nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc, người lao động sẽ bị giam giữ, bắt phải lao động công ích rồi mới được trao trả về nước. Nhiều trường hợp còn bị cò mồi, môi giới đưa người đi lao động trái phép đánh đập, ăn chặn tiền công...

Nhiều phụ nữ sang Trung Quốc làm thuê đã bị một số đối tượng xấu hứa hẹn đưa đi bán hàng, phụ quán nhưng đã bán vào các ổ mại dâm hoặc đưa sâu vào nội địa bán làm vợ. Một số người may mắn trốn thoát  về được BĐBP giải cứu, nhưng không ít người đến nay vẫn rơi vào tình trạng mất tích. Tuy nhiên, vì mặc cảm, xấu hổ cũng như sợ bị chính quyền xử phạt nên nhiều người khác đã không nói ra. 

Đại tá Vừ A Khua - Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Điện Biên cho biết: “Việc ngăn chặn công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê thực sự nan giải khi lao động phổ thông người Mông, người Hoa (Xạ Phang) thường đi qua các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, thông qua mối quan hệ thân tộc, dân tộc để vượt biên sang Trung Quốc.

Những lao động người Thái, Kinh lại tìm cách xuất cảnh trái phép qua đường Lạng Sơn, Quảng Ninh đến làm việc tại các công ty, xí nghiệp đánh cá, xưởng sản xuất tại tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông (Trung Quốc). Chỉ một số ít lao động người Mông ở huyện Mường Nhé vượt biên qua đoạn biên giới Việt - Trung thuộc tỉnh Điện Biên theo lối mở A Pa Chải - Long Phú sang Trung Quốc làm thuê vào những dịp nông nhàn”.

Kỳ 2: Hành lang pháp lý về hợp tác xuất khẩu lao động vùng biên giới, bao giờ?

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.