'Gỡ vướng' việc xử lý phương tiện vi phạm quá hạn tạm giữ cách nào?

Một bãi xe vi phạm tại TP HCM.
Một bãi xe vi phạm tại TP HCM.
(PLVN) - Do chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc xử lý với tang vật, phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính đã quá hạn tạm giữ; nên lượng phương tiện này tồn đọng ngày càng nhiều. Tìm hướng giải quyết vấn đề này, mới đây Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình.

Tồn đọng gần 137 nghìn phương tiện chưa xử lý được

Theo Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, từ năm 2013 đến tháng 9/2019, công an các đơn vị, địa phương đã tạm giữ 4.298.097 phương tiện giao thông đường bộ, trong đó 248.938 ô tô; 3.959.404 xe máy, chiếm 92,1%... 

Thực tế hệ thống trang thiết bị, nhà tạm giữ phương tiện, kho bãi chưa đáp ứng yêu cầu tạm giữ, bảo quản. Hầu hết các đơn vị đều tận dụng trụ sở cơ quan giữ phương tiện vi phạm, hoặc sử dụng nơi tạm giữ chung của nhiều đơn vị, không có kho chứa chuyên dụng riêng biệt, nhiều trường hợp phải thuê kho, bãi làm nơi tạm giữ; có 32/63 địa phương còn đơn vị phải thuê địa điểm tạm giữ phương tiện.

Việc gia tăng số lượng phương tiện quá hạn tạm giữ mà chưa xử lý được dẫn đến tình trạng quá tải, tại nhiều địa phương nơi tạm giữ phương tiện xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện an toàn, dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ…

Tướng Ngọc cho biết, tính đến tháng 9/2019, tại công an các đơn vị, địa phương còn tồn đọng 136.989 phương tiện quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử lý được, gồm 772 ô tô; 134.073 xe máy, chiếm 98%; và 2.144 phương tiện khác, chiếm 1,6%.

Việc gia tăng số lượng này và tạm giữ quá lâu dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện hỏng hóc, cũ nát, không sử dụng được. Trong 136.989 phương tiện tồn đọng, có 37.006 phương tiện đã hư hỏng.

Liên quan đến những khó khăn về mặt pháp lý, ông Ngọc cho biết, do thủ tục tịch thu, bán đấu giá mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều khâu như: Xác minh chủ sở hữu phương tiện, giám định, thông báo niêm yết, tra cứu hồ sơ để xác định phương tiện đó có nằm trong cơ sở vật chứng hay không, định giá, ra quyết định tịch thu, lập phương án xử lý tài sản với từng phương tiện...

“Chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc xử lý với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm. Chưa có quy định về thời điểm bắt đầu thông báo là sau khi quá hạn bao nhiêu lâu? Thời gian giữa 2 lần thông báo? Cũng như chưa có hướng dẫn về việc xác định thế nào là lý do chính đáng?”, Tướng Ngọc nói.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 46 thì các hành vi bị áp dụng biện pháp tạm giữ xe là các hành vi mà tài xế dễ vi phạm như: Không có giấy đăng ký xe, vi phạm nồng độ cồn, chưa đủ độ tuổi quy định… nên số xe bị tạm giữ rất lớn.

Kiến nghị về giải pháp trong thời gian tới, Tướng Ngọc cho rằng cần rà soát, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC).

Theo đó, sửa đổi khoản 1 Điều 74 theo hướng với phương tiện quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt 10 ngày, nếu người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; quá thời hạn 30 ngày mà chủ phương tiện không đến nhận, không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, bán đấu giá phương tiện. Với trường hợp đủ điều kiện thì cần nhanh chóng trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.

Cấp phó được giao thêm quyền xử phạt

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Bộ Tư pháp đã được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp các bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC, trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. 

Bộ Tư pháp đã tiến hành việc rà soát Luật XLVPHC, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tạm giữ, tịch thu  tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nói chung và phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng. 

Cụ thể, sẽ bổ sung quy định về việc giao quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC cho cấp phó. Cấp phó được giao quyền xử phạt có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức thực hiện việc giải trình, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt như cấp trưởng, trừ biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật XLVPHC. 

Cùng với đó là bãi bỏ quy định về việc tạm giữ để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại Điều 60 Luật XLVPHC, vì đây cũng là một trong những trường hợp tạm giữ đã được quy định tại Điều 125 của Luật XLVPHC, đồng thời, bổ sung trường hợp tạm giữ: “Để định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt” vào điểm a khoản 1 Điều 125 Luật XLVPHC.

Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung các quy định tại Điều 82 Luật XLVPHC theo hướng viện dẫn pháp luật quản lý, tài sản công để xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC, trong đó có biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cũng theo Thứ trưởng Oanh, Bộ Tư pháp được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xây dựng Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC song song với việc soạn thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC.

“Mặc dù thời gian qua Bộ Tư pháp đã rất nỗ lực, chủ động, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan trong việc nghiên cứu, xây dựng Đề án và nhiều lần có Báo cáo Thủ tướng về vấn đề này, nhưng nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC vẫn chưa hoàn thành do nhiều lý do khách quan. Đến nay, Bộ Tư pháp vẫn đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam”, Thứ trưởng Oanh thông tin.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: Cẩn thận để tránh hợp thức xe gian thành xe hợp pháp

“Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tham gia giao thông là rất quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng quản lý, tạm giữ, thanh lý các phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính đang có nhiều bất cập, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành nơi tiêu thụ xe gian. 

Trên thực tế, đang có nhiều trường hợp lợi dụng việc này để hợp pháp hóa xe lậu để trục lợi cá nhân. Đang là xe bất hợp pháp nhưng cố tình để bị bắt rồi dùng nhiều cách biến phương tiện đó trở thành xe hợp pháp là vấn đề cần phải xem xét lại.

Do đó, cần phải bổ sung những quy định về mặt pháp lý nhằm nâng cao chất lượng xử lý các phương tiện vi phạm theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, tránh tình trạng quá tải tại các bãi giữ xe, gây khó khăn trong công tác xử lý cũng như lãng phí tài sản của nhân”. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang: Cần đơn giản hóa thủ tục đăng trên phương tiện đại chúng

“Thực tế, nếu các phương tiện bị cơ quan chức năng tịch thu do vi phạm thì đối với những chiếc xe đẹp thì sau vài ngày chủ xe sẽ đến nhận. Còn ùn lại toàn là những xe không có giấy tờ đăng ký, xe được “độ”, “chế”, đục lại số khung, số máy…

Theo quy định, cơ quan chức năng phải yêu cầu họ chứng minh xe hợp pháp mới cho nhận lại xe, khi họ không chứng minh được thì phải giữ lại xe và tìm chủ sở hữu. Sau 1 tháng tạm giữ phải ra quyết định tịch thu nhưng địa phương không thực hiện được khiến lại ùn lần 2. Nếu không xử lý nhanh thì Nhà nước phải bỏ ngân sách ra để trả tiền lưu bãi.

Đơn cử như 1 phương tiện tiền kho bãi là 16 nghìn/ngày, tạm giữ 30 ngày, đến khi bán đấu giá chỉ được 500-700 nghìn/ xe. Như vậy, Nhà nước phải bỏ thêm ngân sách ra trong quá trình lưu kho bãi. Vì vậy, xe cũ nát phải có phương án rút ngắn thời hạn và đơn giản hóa thủ tục đăng trên phương tiện đại chúng”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp): Xem lại phạm vi điều chỉnh của luật

“Tôi đã từng làm Bí thư của một huyện nên thấy rằng việc tạm giữ một phương tiện cực khó vì nhiều nơi không có kho tạm giữ. Tôi thấy rằng, các phương tiện tạm giữ hiện tại mà kéo dài thì bán cũng không ai mua.

Do đó, việc bán đấu giá là bất khả thi do người mua cũng không sử dụng được nên không mua. Đây là sự lãng phí xã hội rất lớn. Sắp tới nếu sửa Luật XLVPHC cần xem lại phạm vi điều chỉnh của luật về việc giữ phương tiện. Để làm sao khi giữ lưu kho các phương tiện, đặc biệt xe gắn máy ít đi, bớt đi”.

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam)

“Thực tế hiện có nhiều phương tiện giao thông tự chế, các địa phương rất khó và lúng túng trong xử lý. Như xe công nông, thời gian rất dài, người dân thường có câu: “Ra đường sợ nhất công nông…”. Do đó, đối với các loại phương tiện tự chế, thay đổi kết cấu thì một là chúng ta tịch thu luôn, hoặc nếu để tồn tại thì cần có hành lang pháp lý đối với các phương tiện này để phù hợp với thực tiễn. 

Đối với các phương tiện có giá trị thấp, không có giá trị lưu hành thì cần rút ngắn thời gian thanh lý bằng biện pháp tiêu hủy hoặc bán phế liệu”.

Đọc thêm

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.