Giữ gìn Hà Nội cho muôn đời sau

Cầu Nhật Tân - công trình hiện đại vẫn mang tên xưa. Ảnh minh họa
Cầu Nhật Tân - công trình hiện đại vẫn mang tên xưa. Ảnh minh họa
(PLO) - Sáng qua (3/10), Hội thảo khoa học “60 năm giải phóng Thủ đô - thành tựu, thời cơ, thách thức và phát triển” được tổ chức nhằm khẳng định rõ hơn thành tựu của Thủ đô qua suốt chiều dài lịch sử và những nỗ lực hướng tới tương lai.
Hà Nội có quá trình tích tụ văn hóa lâu dài, tạo nên một di sản văn hóa có sức kết tinh, lắng đọng sâu và tỏa chiều rộng. Theo GS Sử học Phan Huy Lê: “Đó là công sức lao động sáng tạo và đấu tranh không biết mệt mỏi của biết bao thế hệ cư dân bản địa và cư dân các vùng miền đất nước quy tụ về”. Vì thế, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, vấn đề đặt ra là: “Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phải được bảo tồn, phát huy có hiệu quả cao nhất để tạo nên một trung tâm văn hóa của Thủ đô vừa tiếp nối con đường và truyền thống của Thủ đô qua hơn 1.000 năm lịch sử”.
Tuy nhiên, các nhà sử học và chuyên gia văn hóa nhấn mạnh, bảo tồn văn hóa của Hà Nội “không chỉ là bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản vật thể như các chùa, tháp, đền đình cổ kính, các di tích cách mạng, kháng chiến thời hiện đại mà còn bao hàm cả việc bảo tồn, phát huy di sản phi vật thể vốn chính là các truyền thống tốt đẹp và phong cách thanh lịch của người Hà thành”.
Đánh giá những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội qua vai trò là “TP vì hòa bình”, “một TP của đối thoại liên văn hóa”, bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận xét: “Hà Nội đã chứng tỏ xứng đáng với danh hiệu của mình bằng việc tạo ra ngôi nhà bền vững cho tất cả cư dân và du khách của TP này”. 
Trong nỗ lực đương đầu và vượt qua những thách thức mới nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, viên mãn cho người dân, công việc được Hà Nội không ngừng nỗ lực là bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội mà theo bà Katherine Muller-Marin: “đó là thương hiệu độc nhất vô nhị của TP để giữ gìn, chia sẻ với những thế hệ tiếp theo”. 
Muốn vậy, các nhà văn hóa đều cho rằng, cần phát huy được những nét “thanh lịch Tràng An” nổi tiếng của người Hà Nội. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam), có 6 phẩm chất “làm nên chất văn minh, thanh lịch của người Hà Nội” là chất trí tuệ, hàn lâm, văn hiến; giàu nghĩa khí, có khí phách và tính kẻ sĩ; chất hào hoa, phong nhã, tài tử và sáng tạo; lòng nhân ái, chuộng hòa bình và hòa đồng với cộng đồng; tính chừng mực, vừa phải; tính tôn ti, trật tự, tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình phát triển, du nhập văn hóa và hội nhập cũng đem đến cho người Hà Nội không ít hạn chế trong nếp nghĩ và phong cách, đôi khi không phù hợp với sự chuyển động của thực tiễn, thậm chí “tụt lùi”. Do vậy, cùng với phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa thì người Hà Nội cần suy xét nghiêm túc về hạn chế trong nếp nghĩ và phong cách để thích nghi kịp thời với thời cuộc. Đánh giá cao những thành tựu của Thủ đô trong suốt 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhắc nhở: “Hà Nội lớn mạnh về mọi mặt đã tạo ra những cơ hội mới trong phát triển nhưng Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức. Vì thế, Hà Nội luôn trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, người dân để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, mang đậm truyền thống ngàn năm văn hiến, ngày càng khẳng định được uy tín của Thủ đô ở khu vực và trên bình diện quốc tế”. 

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.