'Giữ dân, giữ nước' ở 'Trường Sa cạn'

Thượng úy Giàng A Trú đưa anh em Khoa đến trường.
Thượng úy Giàng A Trú đưa anh em Khoa đến trường.
(PLO) - Những ngày cuối mùa khô, hai xã biên giới Dìn Chin, Tả Gia Khâu,  huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thiếu nước trầm trọng nhất. Vì vậy, những người lính biên phòng tiếp tục “giữ dân, giữ nước” và nâng bước, chắp cánh cho những giấc mơ tri thức, làm giàu cho quê hương vút bay để mảnh đất được ví như “Trường Sa cạn” không còn khát.

Giảm nghèo vẫn còn 59% 

Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, BĐBP Lào Cai quản lý địa bàn 2 xã biên giới là Dìn Chin và Tả Gia Khâu. Sống trên vùng đất khát nên từ nhiều thập kỷ trước, người dân ở xã Dìn Chin đã rời làng đến các vùng đất khác nhiều nước. Ông Vàng Xỉn Xám - Phó Chủ tịch HĐND xã Dìn Chin cho biết: “Dìn Chin có 669 hộ, 3.633 khẩu, 7 dân tộc, dân tộc Mông chiếm đa số với tỷ lệ 65%. Diện tích đất tự nhiên của xã hơn 3.000 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa chỉ có 95 ha, diện tích đất trồng ngô là 650 ha, còn lại là đồi núi trọc, đất rừng. Do sinh sống ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên lúa, ngô chỉ trồng cấy được một vụ, năng suất thấp. 

Người dân trồng lúa vào tháng 6, vụ mùa thu hoạch vào tháng 9, tháng 10, lúc nông nhàn phải đi làm thuê kiếm sống. Nước sinh hoạt và gieo trồng đều trông đợi vào nước trời. Hôm nào mưa to, nhiều nước thì nhà nhà từ già đến trẻ đều phải ra ruộng. Nếu mưa đêm thì cày bừa đêm. Bà con ở đây nhiều nhà phải gieo mạ hai lần trên nương. Nếu gieo mạ thuận lợi thì được cấy, nếu trời chưa mưa mạ già phải bỏ để gieo đợt mới.

Trên đất rừng, bà con trồng trẩu. Sau 3 - 4 năm trồng nếu phát triển tốt thì hái được quả, cây sống được 7-8 năm thì chết dần. Củi trẩu đốt không cháy nên không sử dụng được. Tỷ lệ hộ nghèo ở Dìn Chin mấy năm qua đã giảm được 17%, giảm từ 76% xuống còn 59%”. 

Để giảm nghèo, bà con đẩy mạnh chăn nuôi, đặc biệt là trâu, bò chăn thả trên đồi. Cả xã chỉ có mấy hộ trồng được cỏ nên nuôi nhốt. Khi chăn nuôi phát triển, trên địa bàn xã hình thành một chợ trâu bò tự phát ở Thào Chồ mở vào thứ hai và thứ năm hàng tuần cho nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Mỗi phiên chợ có khoảng trên dưới 100 con trâu bò. Xã có 2 điểm trường chính ở thôn Dìn Chin và Lồ Xừ Thàng. Học sinh đi học nơi xa nhất cách trường 8 km, phải ở nội trú, cuối tuần mới về nhà. 

Để vùng đất khát bớt khát 

Trong 11 thôn bản của Dìn Chin có 2 khu vực thiếu nước trầm trọng. Các dự án trong nước và ngoài nước đã xây dựng cho xã mấy bể to để hứng nước mưa và lấy nước dẫn từ trên núi về. Tuy nhiên nhiều bể cạn khô, để mốc meo. Xã Tả Gia Khâu cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Xã có gần 3.000 khẩu, gồm 5 dân tộc sống xen kẽ ở 12 thôn bản. Tất cả đều thiếu đất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt. Do địa hình núi đá, cả xã chỉ có khoảng 39ha lúa nước và 300ha để trồng ngô.

Trước đây, trụ sở UBND, trạm xá, trường học đều đặt ở thôn Tả Gia Khâu nhưng do thiếu nước nên đều phải di chuyển xuống thôn Pạc Tà xa hơn 3 km, nơi có nguồn nước. Năm 2006, Tổ chức UNICEF đã tài trợ cho bà con ở đây hàng ngàn chiếc lu xi măng dùng để trữ nước mưa. Năm ít mưa, lu chỏng chơ phơi mưa nắng nên nhiều nhà lu đã hỏng.

Gần Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu có 2 bể nước lớn xây gạch do Hàn Quốc tài trợ nhưng cả hai bể đều không có nước, để mốc meo, lùng nhùng bao nilon. Người dân cho biết,  năm 2013, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định chọn phương án hỗ trợ túi bằng màng chống thấm HDPE chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các gia đình, trường học ở xã Tả Gia Khâu. 

Theo đó, nước mưa sẽ được đưa vào bể lọc, theo đường ống dẫn vào bể chứa nước dự trữ bằng túi HDPE. Từ đây, các hộ sẽ sử dụng bơm tay hoặc bơm điện để lấy nước từ bể lên các dụng cụ chứa (lu, bể). Kinh phí xây dựng khoảng 20 - 25 triệu đồng/bể, tuổi thọ của túi nước từ 30 - 50 năm, do Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai thực hiện.

Theo tính toán, mỗi túi có trữ lượng 45m3, sẽ cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và chăn nuôi của các hộ trong 5 tháng mùa khô. Đã vậy, vì túi nước dễ thi công, giá thành rẻ. Nếu cùng một thể tích mà xây bể bằng gạch, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Dự án đã làm xong 12 túi chứa nước nhưng ngay từ đầu chỉ có 2/12 túi là có nước. Có túi nước chưa sử dụng được lần nào vì trong quá trình thi công rào chắn bảo vệ, thợ hàn không che đậy đáy màng HDPE, nên mạt sắt nóng rơi xuống làm thủng màng và nước cứ thế thấm vào đất.

Phục vụ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu và nhân dân các bản: Sín Chải, Hòn Đá Vàng, Cùng Lũng, Lùng Sán Chồ... chỉ có một nguồn nước sạch duy nhất chảy từ trên núi. Để bảo vệ nguồn nước, Đồn có một đội “săn nước” chuyên đi kiểm tra hệ thống đường ống từ nguồn nước về bản để giữ cho nước ngày đêm chảy về. 

Chắp cánh cho những giấc mơ tri thức 

Thượng úy Giàng A Trú - Đội trưởng Vận động quần chúng của Đồn là một trong số những chiến sĩ quân hàm xanh được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017. Thượng úy Trú cho biết: “Vận động đồng bào tham gia lớp học xóa mù chữ buổi tối khó hơn nhiều so với các công tác tuyên truyền khác, nhất là khi địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như: Mông, Dáy, Phù Lá, Thu Lao, Nùng. Để thuyết phục được, những người đứng lớp phải đến nhà có khi đến cả chục lần vì nhiều người nghĩ học xong không để làm gì; gặp phải sự ngăn cản của chồng; là lao động chính trong gia đình hoặc nếp sinh hoạt... cũng như điều kiện nhà dân sống lẻ tẻ”. 

Hơn 1 năm nay, Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu là mái ấm của hai anh em Ma Seo Khoa (9 tuổi) và Ma Seo Xuyên (8 tuổi). Khoa là con thứ ba và Xuyên là con út trong gia đình nghèo đông con ở bản Mông xã Dìn Chin. Bố mẹ Khoa kết hôn sớm, trong vòng 6-7 năm, 4 chị em Khoa nối tiếp ra đời, khiến cái nghèo, cái đói cứ bám riết. Năm 2015, anh Ma Seo Dín - bố bọn trẻ ra đi vì lao lực để lại cho vợ 4 đứa con nheo nhóc, đến cái ăn, cái mặc còn chưa đủ, huống hồ chuyện đến trường. Tuy nhiên, giấc mơ đến trường của Khoa, Xuyên đã được cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Tả Gia Khâu tiếp sức với chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Đọc thêm

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.