Gìn giữ, phát huy Vịnh Hạ Long như thế nào? (Kỳ I): Làng chài đẹp nhất thế giới chỉ còn trong tưởng tượng

Làng chài Cửa Vạn lọt top 22 ngôi làng, thị trấn có khung cảnh đẹp như mơ trên thế giới giờ trống không.
Làng chài Cửa Vạn lọt top 22 ngôi làng, thị trấn có khung cảnh đẹp như mơ trên thế giới giờ trống không.
(PLO) - Theo kế hoạch, từ quý II/2018, tại khu vực Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long và khu tái định cư Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long, UBND TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hiện Kế hoạch bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên Vịnh Hạ Long, với kinh phí thực hiện dự kiến trên 1.698 tỷ đồng trích từ nguồn thu phí tham quan Vịnh. Qua ghi nhận thực tế của phóng viên, Báo PLVN sẽ đăng tải các bài viết xung quanh vấn đề gìn giữ, phát huy Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Theo nội dung của Đề án “Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long” giai đoạn 2014-2020, có bốn trong bảy làng chài đã được UBND tỉnh Quảng Ninh quy hoạch là làng chài Ba Hang, Hoa Cương, Cửa Vạn, Vung Viêng và khu tái định cư Cái Xà Cong được đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch, gắn với đặc trưng văn hóa của từng làng chài.

Trước đây, du khách khi đến với Vịnh Hạ Long, không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của hàng nghìn núi đá trùng điệp mà họ còn háo hức được tận mắt chứng kiến những ngôi làng nổi độc đáo của cư dân vạn chài. Được ngắm nhìn khung cảnh, cuộc sống bình dị và những nét văn hóa đặc sắc sẽ tạo nên những ấn tượng khó phai về một di sản thiên nhiên - văn hóa trong lòng du khách.

Làng chài Vung Viêng thuộc quần thể đảo Vụng Hà nằm trong vùng bảo vệ tuyệt đối trên Vịnh Hạ Long, được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20. Ban đầu, làng chỉ là nơi neo đậu của tàu thuyền để nghỉ chân, tránh gió, bão. Do đặc thù về địa hình khu vực này rất kín gió và lặng sóng, nên có một số hộ gia đình định cư tại đây. Trước năm 2014 có 60 nhà bè với 260 nhân khẩu sinh sống.Để đến được làng chài Vung Viêng phải đi tàu mất gần 3 giờ đồng hồ, sau đó di chuyển bằng thuyền nan và đi qua Hang Cao-một hang xuyên thuỷ nổi tiếng của Vịnh Bái Tử Long (nơi đây được ví như một chiếc cổng làng tự nhiên) của làng chài Vung Viêng. 

Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng, cùng với các hòn đảo, trở thành một bộ phận cấu thành Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường Hùng Thắng, TP Hạ Long. Làng chài Cửa Vạn trước là nơi sinh sống của 176 hộ, với trên 750 nhân khẩu, hầu hết sống bằng nghề chài lưới. Làng nằm trong một vụng biển lặng sóng, xung quanh là núi đá bao bọc có tên Vạ Giá - Cửa Vạn. Khu vực này là một địa điểm lý tưởng cho các loại tàu neo đậu.

Các hộ dân tại đây dựng các nhà bè nằm men theo rìa các đảo đá. Các thế hệ người làng chài cả đời sinh sống trên thuyền và gắn bó với biển. Họ coi con thuyền là nhà, biển là quê hương, gắn bó với Vịnh Hạ Long cả về tâm hồn và thể xác. Trẻ con ngay từ 4 - 5 tuổi đã biết cầm mái chèo tập bơi. Mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, sinh hoạt văn hoá tinh thần cả cuộc đời họ, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều diễn ra trên môi trường sông nước.  Tất cả nhà ở của ngư dân đều nổi trên biển nhưng rất khang trang, sạch sẽ. Những gia đình khá giả có nhà lợp ngói trên những bè phao nổi, trong nhà có đủ tiện nghi như đài, ti vi, bàn ghế...

Làng chài có một cơ sở đào tạo cho trẻ em thôn Cửa Vạn. Trên diện tích 150m2 được neo đậu dưới chân núi Ngọc là bốn phòng học và một vài phòng nhỏ dành cho giáo viên. Đây là những lớp học nổi đầu tiên trên biển dành cho con em làng chài của vùng biển Hạ Long. Trước đây Cửa Vạn có 7 lớp học, chủ yếu là học sinh lớp một và lớp hai, ít tuổi nhất là 8 và cao nhất là 17 tuổi. Cuộc sống trên biển thật yên ả. Không khí náo nhiệt nhất là cảnh trẻ con làng chài nhộn nhịp đến trường bằng thuyền với tiếng gọi nhau í ới, những khuôn mặt rạng rỡ.

Làng chài Cửa Vạn trước đây là điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch nước ngoài. Hầu hết các tour thăm Vịnh của các hãng du lịch đã chọn làng chài để đưa khách tới thăm. Năm 2012, làng chài Cửa Vạn đã được website du lịch Journeyetc.com đưa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới. Còn Buzzfeed - một trang tin điện tử cung cấp tin tức đời sống hàng ngày nổi tiếng trên thế giới đã công bố làng chài Cửa Vạn đứng thứ 7 trong top 22 thị trấn, ngôi làng có khung cảnh đẹp như mơ trên thế giới.

Nhưng hiện nay, lượng du khách đến tham quan các làng chài ngày càng ít, chỉ còn khoảng 40% so với những năm trước. Nguyên nhân sâu xa vì những làng chài hiện nay với những ngôi nhà vô hồn vì không có người ở không còn đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đến tham quan, du khách chỉ được ngắm những “di vật” còn sót lại của ngư dân và tiếp cận nét văn hóa của họ qua lời kể của hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên chỉ giới thiệu sơ qua về lịch sử, phần còn lại du khách phải tự tưởng tượng. 

Với chủ trương nhằm trả lại cảnh quan và môi trường cho di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tháng 6/2014, UBND TP. Hạ Long đã di dời ngư dân các làng chài lên bờ, tái định cư tại phường Hà Phong, TP Hạ Long có diện tích 8ha với tổng kinh phí 167 tỷ đồng. Làng chài Cửa Vạn vẫn được giữ gìn, bảo tồn phục vụ du lịch, gồm 12 nhà bè (lớp học, nhà văn hoá và một số nhà bè còn mới, đủ tiêu chuẩn của ngư dân).

Tháng 11/2017, UBND TP Hạ Long đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên Vịnh Hạ Long. Theo đó, Hạ Long sẽ chi 1.698 tỷ đồng, gấp 10 lần tổng kinh phí tái định cư các làng chài để tập trung vào bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Số tiền này được trích từ tiền bán vé tham quan trên Vịnh. Được biết, năm 2017, Vịnh Hạ Long đón hơn 3,6 triệu lượt khách (trong đó 2,4 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Còn những ngư dân ngàn đời sống nhờ biển đang mắc cạn trên đất liền. 

Kỳ 2: Ngư dân làng chài tìm đường về biển

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.