Giải pháp tức thời, mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống

Rác thải sinh hoạt đổ tràn ra đường giao thông
Rác thải sinh hoạt đổ tràn ra đường giao thông
(PLO) - Hôm nay (30/9), Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV chính thức khai mạc với những cam kết mạnh mẽ từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường.
“Bộ mặt” môi trường đáng báo động
Tại Việt Nam, những năm qua dù các cơ quan hữu trách đã rất cố gắng kiểm soát, đưa ra nhiều giải pháp nhưng vấn đề môi trường vẫn nhức nhối.
Báo cáo của Bộ TN&MT cho biết, hiện chỉ có khoảng 77,8% khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động và khoảng 3 – 5% cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều KCN đã lấp đầy xấp xỉ 100% nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Hiện vẫn còn 44/184 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thời hạn xử lý đến ngày 31/12/2015 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (chiếm 23,91%). 
Năm 2014, 32 tỉnh có doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu (với khoảng 315 doanh nghiệp). Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất qua các cửa khẩu vào thị trường nội địa khoảng 6,88 triệu tấn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường liên quan đến kho bãi lưu chứa phế liệu, thu gom, lưu giữ và xử lý nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại...
Ước tính mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh khoảng 7 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi (chưa kể một khối lượng lớn chất thải sản xuất từ các làng nghề) trong khi tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ vào khoảng 40 – 50%. 
Đến hết năm 2014, cả nước có tới 5.096 làng nghề và làng có nghề nhưng đa số chưa xây dựng các hệ thống xử lý chất thải. Các loại khí thải, nước thải đều xả trực tiếp ra môi trường, đặc biệt là nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại, chế biến nông sản và thủy sản… Hình thức xử lý chất thải rắn cũng chỉ bằng cách chôn lấp và đốt là chủ yếu. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% trong số đó có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa.
Chồng chéo trách nhiệm
Có quá nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan nhanh, kéo dài: Do chính người dân tự đầu độc môi trường sống của mình; các cơ quan chức năng thiếu kết hợp, trách nhiệm bị chồng chéo, trình độ hạn chế...
Ở các địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường và cơ quan quản lý làng nghề chưa có tiếng nói chung, chưa đồng nhất quan điểm vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nông thôn. Cơ quan quản lý môi trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, phổ biến (chưa tiến hành kiểm tra quyết liệt, xử lý triệt để); UBND cấp xã (cấp được giao trách nhiệm trực tiếp nhất trong công tác bảo vệ môi trường - BVMT làng nghề) chưa nhận thức được trách nhiệm đối với công tác BVMT. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý môi trường cấp xã  không có; nguồn lực tài chính được phân bổ hàng năm hết sức hạn hẹp, sử dụng không hiệu quả.
Chưa hết, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với làng nghề rất khó thực hiện và hầu như không có khả năng thực thi các biện pháp xử phạt; đa số các địa phương, cơ quan chức năng “né tránh” vì khó xử lý, ngại tác động đến an sinh - xã hội hoặc chỉ mới dừng ở việc hướng dẫn, nhắc nhở.
Lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ TN&MT) cũng chỉ ra các quy định về BVMT không khí tại đô thị quá chung chung, khó thực hiện. Các vấn đề về kiểm soát chất lượng nhiên liệu, nguồn thải, kiểm kê phát thải... đang bị bỏ trống hoặc ít được thực hiện; những quy định về chức năng, nhiệm vụ, thể chế và tổ chức quản lý môi trường không khí đô thị chưa rõ ràng. 
Biện pháp mạnh để “cứu vớt” môi trường sống
Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 sẽ là dịp tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm trong công tác BVMT giai đoạn 2011 - 2015. Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra Hội thảo Quản lý nhà nước về BVMT. 
Các vấn đề: Dự báo, phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT; huy động nguồn lực cho BVMT; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT… sẽ được đưa ra bàn bạc. 
Để có được môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe của cộng đồng và phục vụ quá trình phát triển kinh tế, cần những cam kết mạnh mẽ từ Bộ TN&MT và các cơ quan chức năng trong việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN, CCN; hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; xử lý nghiêm, công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT...; kiểm soát việc sử dụng hóa chất nông nghiệp; đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi…; tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể BVMT làng nghề; kiểm soát có hiệu quả nguồn thải của các phương tiện giao thông; nghiên cứu, xây dựng Chương trình quốc gia về đầu tư, xử lý nước thải; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn và Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế đã được ban hành; đẩy nhanh tiến độ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các đô thị, khu dân cư tập trung; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu, máy móc, trang thiết bị, hàng hóa,... triển khai đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng.
Hy vọng tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, các cơ quan có trách nhiệm sẽ nhận thức đúng đắn hơn, quyết liệt hơn về công tác BVMT, từ đó có những quyết sách BVMT một cách hiệu quả./.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.