Gia tăng hoạt động mua bán trẻ em

Gia tăng hoạt động mua bán trẻ em
(PLO) - Thời gian qua, tình trạng mua bán người, nhất là hoạt động mua bán trẻ em trên địa bàn biên giới vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, đặc biệt trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. 

May mắn trở về từ những cuộc giải cứu 

Ngày 16/5/2016, Đồn Biên phòng Sămpun, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Giang phối hợp với Trạm Kiểm soát Điền Bồng, Trung Quốc tiến hành giải cứu nạn nhân Vi Thị Nghĩa (SN 1980, dân tộc Tày, ở thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang) bị lừa bán ra sang Trung Quốc. 

Nghĩa khai bị hai đối tượng trong đó có một người tên là Súng ở cùng xã rủ đi chơi rồi lừa bán sang Trung Quốc từ đầu tháng 5/2016. Sau khi xác định hai đối tượng là Sùng Mí Súng (SN 1990) và Sùng Mí Lứ (SN 1995) ở thôn Vần Chải A, Vần Chải Đồng Văn Hà Giang, ngày 26/5/2016, Đồn Biên phòng Sămpun đã triệu tập hai đối tượng lên làm việc, cả hai đã thừa nhận hành vi. 

Súng khai: Trong một lần đi chợ ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Súng gặp và làm quen với một đối tượng Trung Quốc không rõ lai lịch tên là Phòng. Phòng đặt vấn đề nhờ Súng tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán làm gái mại dâm và hứa sẽ trả 10.000 NDT/người. 

Trong 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng BĐBP đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 64 vụ việc liên quan đến mua bán người, giải cứu 89 nạn nhân. Trong đó, bắt giữ 30 vụ/45 đối tượng, giải cứu 41 nạn nhân; tiếp nhận 16 vụ/22 nạnnhân do Công an Biên phòng Trung Quốc trao trả, còn 18 vụ/26 nạn nhân tự trở về.

Ngày 2/5/2016, Súng cùng bạn là Lứ đã rủ Vi Thị Nghĩa đi chơi chợ tình Khâu Vai ở Mèo Vạc, sau đó lừa Nghĩa vượt biên sang Trung Quốc qua khu vực mốc 418 thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Lũng Cú bán cho Phòng. Phòng đã trả trước 3.000 NDT, số tiền còn lại hẹn trả sau. 

Trước khi được Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Móng Cái, BĐBP Quảng Ninh giải cứu, Huỳnh Thị Hòa (SN 1995, sinh viên ở Huế) bị bán tới 3 lần. Khi đang học đại học, Hòa yêu một thanh niên làm nghề xây dựng rồi có thai. Khi biết Hòa có bầu anh này không thừa nhận mình là tác giả và bỏ rơi cô. Cùng quẫn, chán chường, Hòa chả biết làm gì nên ngày đêm chúi đầu vào chát chít trên mạng. 

Qua zalo, Hòa quen với một thanh niên giới thiệu tên Hải ở Hải Dương. Sau đó, Hải vào tận Huế để gặp Hòa, hai người trở thành người tình của nhau. Sau nhiều ngày mặn nồng, Hải rủ Hòa đi chơi rồi đưa cô qua Móng Cái bán sang Giang Tây, Trung Quốc. 

Lần đầu tiên, Hòa bị bán vào ổ mại dâm, lúc này cô đã có thai 4 tháng. Khi biết cô có bầu, không thể tiếp khách, chủ nhà chứa đã bán cô cho một gia đình. Ở được vài ngày, Hòa trốn được nhưng do không biết ngôn ngữ, lại lạ nước lạ cái nên cô bị bắt lại, bán tiếp với giá khoảng 200 triệu đồng. 

Bụng Hòa lớn dần sắp đến ngày sinh. Gia đình mua cô lần này có 2 người con trai. Khi sinh xong, Hòa sẽ trở thành vợ một trong hai người con trai đó. Cô may mắn gặp được một gia đình tốt nên họ tin tưởng giao điện thoại cho cô sử dụng. 

Sau khi sinh nở xong, Hòa đã lợi dụng nhắn tin cho gia đình, cô còn chụp ảnh chứng minh thư của người chồng gửi cho bố đẻ để cung cấp cho BĐBP Việt Nam xác định địa điểm bị bán. Đồn BP CKQT Móng Cái đã liên lạc với công an Trung Quốc tiến hành giải cứu cô. Phía Trung Quốc sau khi giám định gen xác định đứa trẻ là con của Hòa, không phải con của người chồng Trung Quốc nên đã làm thủ tục cho hai mẹ con trở về nước. Hòa may mắn là cả hai mẹ con đều cùng được trao trả. 

Hiện nay, ở Quảng Ninh có một cô gái có thai ngoài ý muốn như Hòa bị lừa bán sang Trung Quốc nhưng sau khi sinh nở chỉ một mình người mẹ được trao trả về Việt Nam. Còn đứa con phải ở lại vì giám định gen không xác định rõ đứa trẻ thuần Việt. Đã là con lai không xác nhận được cha thì đứa trẻ được nuôi ở Trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi của tỉnh nơi người mẹ bị bán. 

Gia tăng hoạt động mua bán trẻ em 

Thượng tá Phạm Long Biên - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP cho biết: “Tình hình tội phạm mua bán người tập trung ở địa bàn Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. 

Đây là địa bàn trung chuyển nạn nhân từ các tỉnh nội địa bán sang Trung Quốc và là địa bàn trực tiếp xảy ra các hoạt động lừa gạt, dụ dỗ, cưỡng ép, bắt cóc, chiếm đoạt phụ nữ và trẻ em (PN&TE) để đưa ra nước ngoài bán. 

Tại các tỉnh kể trên, xuất hiện nhiều đường dây tội phạm do đối tượng người Trung Quốc cấu kết với các đối tượng người Việt Nam (chủ yếu là phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc) trở về móc nối với số đối tượng ở nội địa và khu vực biên giới, hình thành các đường dây lừa gạt những phụ nữ khó khăn về kinh tế, phụ nữ đang mang thai ngoài ý muốn có trình độ nhận thức hạn chế, số phụ nữ ham hưởng thụ để đưa sang Trung Quốc bán làm vợ, làm gái mại dâm, bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động. 

Hoạt động bắt cóc, chiếm đoạt PN&TE đưa sang Trung Quốc diễn biến phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, liều lĩnh, manh động, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở hai bên biên giới. 

Các đối tượng ở khu vực biên giới Việt Nam có nhiệm vụ dụ dỗ PN&TE hoặc chỉ điểm khi phát hiện thấy PN&TE đi chợ, đi làm nương, chăn thả gia súc, lấy củi… ở gần đường biên để đồng bọn tổ chức khống chế, bắt cóc đưa sang Trung Quốc bán. Nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số. 

Tại địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, hoạt động mua bán trẻ em ra nước ngoài bán gia tăng. 

Cụ thể, 10h ngày 4/3/2016, tại khu vực bờ sông biên giới thuộc tổ 9, phường Lào Cai, TP Lào Cai, đội tuần tra Đồn BP CKQT Lào Cai phát hiện 6 em gái xuất cảnh trái phép qua biên giới. 

Tại Đồn BP, cô gái lẩn vào lùm cây bỏ trốn khi bị bắt giữ tên Tẩn Tả Mẩy (SN 1993, dân tộc Dao, trú tại xã Sin Suối Hồ, huyện phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã khai nhận hành vi lừa 5 em gái sang Trung Quốc bán. 

Trước Tết, Tẩn Tả Mẩy nhận được điện thoại của mẹ đẻ là Tẩn San Mẩy (SN 1974, lấy chồng và sinh sống tại Trung Quốc từ năm 2012) điện thoại bảo tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc lấy chồng, sẽ trả 5 triệu đồng/người. 

Vì vậy, Mẩy đã tìm gặp các cô gái, kể chuyện mẹ mình sang Trung Quốc lấy chồng giàu sang, dụ dỗ họ sang Trung Quốc làm con nuôi mẹ Mẩy và hứa hẹn ai đi gia đình sẽ nhận được 10 triệu đồng. Tin lời Mẩy, 5 em gái đang là học sinh lớp 9 đều là người Dao ở xã Sin Suối Hồ đồng ý đi theo Mẩy.

Trong số 5 em gái này có 3 em sinh năm 2001 và 2 em sinh năm 2000. Sau khi đã dụ dỗ được 5 em gái, Mẩy liền điện thoại cho mẹ về đón các nạn nhân sang. Mẹ Mẩy trả lời bận không sang được, bảo Mẩy đưa họ sang Trung Quốc và hướng dẫn cho Mẩy đường đi. 

Khi Mẩy đưa các nạn nhân vào khu vực bờ sông biên giới, đang tìm cách để vượt biên giới sang Trung Quốc thì bị lực lượng tuần tra của Đồn BP CKQT Lào Cai phát hiện, bắt giữ.

Đến lúc này các nạn nhân mới biết là bị Tẩn Tả Mẩy lừa bán sang Trung Quốc. 22 giờ ngày 13/3/2016, Đội tuần tra của Đồn BP CKQT Móng Cái, BĐBP Quảng Ninh trong khi làm nhiệm vụ đã phát hiện 9 cháu nhỏ (7 nam, 2 nữ) không có giấy tờ tùy thân đi từ bờ sông biên giới Ka Long phía Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. 9 em có độ tuổi từ 13-15, đều là người Mông tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. 

Trước đó, vào ngày 2/3/2016, 9 nạn nhân kể trên trong số nhiều trẻ em Việt Nam đã bị một đối tượng người Trung Quốc (không rõ tên tuổi) đến tận nhà dụ dỗ, lừa gạt đưa sang Trung Quốc làm thuê với tiền công 100 NDT/ngày. Sau khi sang Trung Quốc, biết mình rơi vào tay bọn buôn người nên lợi dụng các đối tượng sơ hở, các em đã tìm cách trốn thoát và tìm đường về Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).