Dự báo khí tượng sai, trách nhiệm thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt vấn đề khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật Khí tượng thủy văn được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều qua 13/5. 
“Không ai chịu trách nhiệm cả!”
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho biết: “Thực tế dự báo sai có rồi. Bão nói mai nhưng tối đã vào, báo mạnh nhưng lại yếu… Chưa nói đến thiệt hại mà chỉ thông tin sai thôi sẽ ảnh hưởng đến người dân, dẫn đến lần sau vận động dân đi tránh bão rất khó, có khi phải cưỡng chế. Tôi sợ nhất dự báo sai vì rất nguy hiểm”, ông Sơn nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, lĩnh vực khí tượng thủy văn có tác động rất lớn nên cần nghiên cứu quy định chặt chẽ; đề nghị quy định khi thực hiện các dự án kinh tế lớn phải có đánh giá tác động môi trường, trong đó có dự báo vấn đề nước, khí hậu. 
“Đi tiếp xúc cử tri ở An Khê (Gia Lai) dân kêu liên tục mấy năm nay vì ta làm cái đập chuyển một lượng lớn nước chảy không theo quy luật tự nhiên. Khi đó chúng tôi đề nghị Bộ NN&PTNT khảo sát, đánh giá lượng nước một số nơi có đảm bảo hay không thì nói đủ cả. Nhưng khi làm đập xong rồi thì thiếu nước, người dân kêu quá trời quá đất.
Trách nhiệm đó thuộc về ai vì đầu tư cả nghìn tỷ rồi, đập bỏ không được mà dân thì không có nước. Giờ quy trách nhiệm thế nào, không ai chịu trách nhiệm cả!”, ông Ksor Phước nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì đặt câu hỏi: “Luật này khi được ban hành thì chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu, quan trắc có được nâng lên không? Điểm nhấn nào trong luật đòi hỏi chất lượng tốt lên hay cứ tằng tằng”?
Theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường, cơ quan thẩm tra Dự án Luật, Dự thảo Luật có nhiều điểm mới nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành khí tượng thủy văn.
Đặc biệt, việc xã hội hóa, huy động nguồn lực của doanh nghiệp hy vọng sẽ nâng chất lượng dự báo tốt hơn, kịp thời hơn. 5 đến 10 năm nữa sẽ có chuyển biến rất tích cực.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc thừa nhận lĩnh vực này cần đầu tư rất lớn và thời gian qua Nhà nước đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trang thiết bị và hệ thống mạng lưới trạm quan trắc hiện nay đang rất thưa (hơn 500 trạm). Luật này khi ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, góp phần thu hút nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng dự báo.
Thời gian qua các Bộ, ngành có sự liên kết chặt chẽ, nhưng sự chia sẻ thông tin còn lỏng lẻo. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục làm rõ mối quan hệ trao đổi và quản lý thông tin giữa các Bộ, ngành trong luật.
Cân nhắc vấn đề xã hội hóa lĩnh vực khí tượng
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cân nhắc cẩn trọng nội dung quy định xã hội hóa cho phù hợp với điều kiện của đất nước vì thông tin dự báo khí tượng thủy văn đưa ra phải chuẩn mực, đảm bảo chính xác. Thông tin sai, dân chúng sẽ hoang mang và liên quan đến việc điều động lực lượng ứng phó, vấn đề an ninh. 
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng những băn khoăn về xã hội hóa là có căn cứ vì lĩnh vực khí tượng không chỉ tác động đến kinh tế - xã hội mà còn về quốc phòng - an ninh, có cả “vũ khí thời tiết” chứ không chỉ là súng, đạn.
Ông Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị nghiên cứu kỹ để có chính sách đảm bảo tính khả thi trong thực tế, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Dù có động viên giáo dục, tuyên truyền và đầu tư hạ tầng, máy móc hiện đại nhưng con người không được tiêu chuẩn hóa vẫn sẽ không đáp ứng được yêu cầu.
Cho rằng nội dung xã hội hóa chưa được quy định cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị phân tích rõ lĩnh vực khí tượng thủy văn từ trước tới nay chỉ do Nhà nước đầu tư là vì Nhà nước giữ để làm hay tư nhân không muốn tham gia.
Nội dung xã hội hóa có những ngành kinh doanh có điều kiện nhưng chưa có trong danh mục của Luật Đầu tư thì luật này cần xử lý.
Cũng tại phiên họp, đề cập về vấn đề tác động thời tiết (có nước dùng hóa chất ngăn mưa, tạo mưa…), Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho biết nên đưa vào luật để quản lý trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn tác động phải được cấp phép. “10 đến 20 năm nữa ta có thể có tác động như tạo mưa ở vùng hạn hán, hay giảm mưa. Việc tác động không được gây ảnh hưởng tới vùng khác nhằm tạo thời tiết thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất”, ông Ngọc cho biết. 

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.