Dòng chảy" chia rẽ châu Âu

“Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ m³/năm.
“Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ m³/năm.
(PLO) - Dự án “Dòng chảy phương Bắc” mở rộng, tức “Dòng chảy phương Bắc 2” giữa Nga và các nước châu Âu đang đứng trước nguy cơ phải chấm dứt khi mới đây, lãnh đạo 8 nước châu Âu đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhằm phản đối việc mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt này vì cho rằng việc thực hiện dự án có thể dẫn đến bất ổn địa chính trị. 

Như vậy, vấn đề năng lượng giữa Nga và các nước châu Âu vốn nhiều trắc trở lại thêm một lần nữa vấp phải những khó khăn.

Dự án đầy tham vọng

Nga từ lâu đã được biết đến là nước có tiềm năng kinh tế rất lớn, đặc biệt có nguồn năng lượng vào hàng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt đã được phát hiện của toàn thế giới. Xuất khẩu dầu lửa và khí đốt ngày càng trở nên quan trọng và đóng góp tới 50% ngân sách của Nga. Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những bạn hàng lớn tiêu thụ khí đốt hàng đầu của Nga, chiếm tới 25% lượng khí đốt của nước này. 

Trước đây, kể từ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Liên bang Nga vấp phải khó khăn, đó là khí đốt xuất khẩu của Nga sang các thị trường châu Âu phải đi qua những nước trung chuyển thuộc Liên Xô (cũ) là Belarus và Ukraine. Trong lịch sử, hai quốc gia nghèo năng lượng này đã nhiều lần can thiệp vào việc xuất khẩu khí đốt của Nga, không ngần ngại khóa đường ống dẫn khi qua những nước này để gây sức ép mỗi khi có tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng. 

Năm 2009, để trả đũa Công ty Gazprom của Nga nâng giá bán khí đốt, Ukraine đã từng chặn đường trung chuyển khí đốt Nga bán sang EU, làm cho 18 nước khách hàng Tây Âu của Nga lâm vào tình thế khó khăn đúng vào lúc cần khí đốt để sưởi vào mùa đông. 

Trong bối cảnh đó, xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt sang châu Âu mà không phải quá cảnh qua một nước nào luôn là mục tiêu lớn của Nga, nhất là sau các cuộc khủng hoảng khí đốt với Ukraine. Và giải pháp hiệu quả nhất mà Nga lựa chọn chính là Dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc” dài hơn 1.200km, trị giá 7,4 tỉ euro, đặt ngầm ở đáy biển Baltic, đi từ Babayevo thuộc tỉnh Vologde của Nga đến thẳng Đức và châu Âu. 

“Dòng chảy phương Bắc”

Đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” được chính thức đưa vào vận hành ngày 8/11/2011 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2012. Khi đi vào hoạt động, “Dòng chảy phương Bắc” cung cấp cho thị trường Tây Âu khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Với công suất này, đường ống “Dòng chảy phương Bắc” không những cung cấp đủ khí đốt cho Ðức mà còn giúp Ðức có thêm nguồn thu từ phí trung chuyển khí đốt sang các nước châu Âu khác. 

Sự ra đời của “Dòng chảy phương Bắc” ngay lập tức đã giúp Nga và các khách hàng Tây Âu của Nga tránh được tình trạng nguồn năng lượng này bị tắc nghẽn do những tranh chấp lặp đi lặp lại giữa Nga và Ukraine trước đó. Vì lẽ đó, dự án “Dòng chảy phương Bắc” khi được đưa vào hoạt động đã đánh dấu tầm quan trọng chiến lược, giúp Nga bảo đảm cam kết về an ninh năng lượng cho châu Âu; đồng thời khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của xứ sở Bạch Dương ở khu vực này. 

Sau khi dự án “Dòng chảy phương Bắc” đi vào vận hành,  tháng 9/2015, Nga, Đức và các đối tác châu Âu đã ký thỏa thuận bắt tay xây dựng tiếp dự án “Dòng chảy phương Bắc” mở rộng, tức “Dòng chảy phương Bắc 2” nhằm xây dựng một nhánh đường ống dẫn khí đốt khác cũng chạy từ Nga, đi ngầm dưới biển Baltic sang Đức và không qua lãnh thổ Ukraine. Nếu nhánh thứ 2 này đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ mét khối/năm. Các đối tác ký kết hợp đồng này với Nga là một loạt tập đoàn năng lượng của Tây Âu như E.ON và Wintershall của Đức, Shell của Anh - Hà Lan, OMV của Áo và ENGIE của Pháp.

Đường đi của “Dòng chảy phương Bắc”.
Đường đi của “Dòng chảy phương Bắc”.

Nối lại “Dòng chảy phương Nam”

Trong một động thái liên quan, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 18/3 cho biết, cần “xem xét chi tiết” tuyên bố trước đó cùng ngày của Đại sứ EU tại Nga Vygaudas Usackas rằng Brussels sẵn sàng thảo luận đề xuất khôi phục dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam”. 

Ông Peskov nói rằng dự án “Dòng chảy phương Nam” đã bị đình hoãn do quan điểm của Ủy ban Châu Âu (EC) và hiện cơ quan này vẫn chưa thay đổi quan điểm. Trước đó, Đại sứ Usackas tuyên bố EU sẵn sàng thảo luận “các đề xuất cụ thể” nếu có, để khôi phục dự án “Dòng chảy phương Nam”. Ông Usackas cho rằng do EU không phải là bên ngừng thực hiện dự án nên họ không phải khôi phục dự án. Ông Usackas cũng nói trong trường hợp được nối lại, dự án phải tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý của EU. Ngày 16/3, đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov thừa nhận khả năng khôi phục “Dòng chảy phương Nam”. Ông cho biết: “Theo quan điểm khách quan, theo quan điểm về nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt Nga, triển vọng này là có”. 

Tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam” có công suất chuyển tải thiết kế 63 tỷ mét khối khí đốt, đi ngầm dưới biển Đen, từ trạm nén khí Beregovaya ở Nga đến bờ biển Bulgaria. Việc hủy bỏ dự án được Nga công bố ngày 1/12/2014. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nguyên nhân của quyết định này là do quan điểm của EU dường như đã buộc Bulgaria đình chỉ dự án trên phần lãnh thổ nước này.

Bị phản đối

Sau khi các thông tin về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra hồi tháng 10/2015, dự án mở rộng “Dòng chảy phương Bắc 2” đã dẫn tới những tranh luận gay gắt khi Thủ tướng Italia Matteo Renzi cáo buộc Đức vì ủng hộ dự án này nên đã vi phạm các lệnh trừng phạt Nga mà EU đưa ra. Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đem đến “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”. Mặc dù là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong EU nhưng Đức lại phớt lờ lợi ích các nước thành viên ở Đông Âu, đặt lợi ích cá nhân mình lên cao hơn việc đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước Đông Âu.

Tuy nhiên, Chủ tịch EC Jean-Claude Junker đã bác bỏ lập luận này của các nước Đông Âu và cho rằng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chỉ đơn thuần là dự án thương mại chứ không liên quan đến các vấn đề chính trị. Một quan chức ngoại giao Đức cũng khẳng định dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” là một dự án doanh nghiệp mà chính phủ Đức không tham gia vào.

Nhưng bất chấp những lời khẳng định đó, mới đây nhất ngày 17/3, lãnh đạo 8 nước châu Âu (Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania và Litva) vẫn tiếp tục gửi thư cho Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker phản đối dự án mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”. Những nước phản đối “Dòng chảy phương Bắc 2” cho rằng dự án này có thể gây ra “những hậu quả bất ổn địa chính trị tiềm tàng”, việc thực hiện dự án càng làm tăng sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng Nga, đồng thời “có thể tạo ra những rủi ro nhất định đối với an ninh năng lượng tại khu vực Trung và Đông Âu”.

Theo những nước này, việc mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường khí đốt và lộ trình trung chuyển khí đốt trong khu vực, đặc biệt là qua Ukraine. Do đó, các nước này đã yêu cầu hủy dự án này. 

Hồi tháng 2, báo Đức Deutsche Welle cho biết, 14 dự án năng lượng dự kiến sẽ được EC thực thi nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt Nga. Theo đó, cơ sở hạ tầng truyền dẫn khí đốt hiện có của EU sẽ được bổ sung thêm một số tuyến đường ống dẫn khí đốt mới, mà trước hết là khởi động 6 dự án ở các nước Baltic và khu vực Đông Nam Âu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Ví dụ, các nước Estonia, Latvia, Litva và Phần Lan sẽ kết nối với mạng đường ống toàn châu Âu. Hungary có kế hoạch để xây dựng một tuyến đường ống dẫn từ Croatia, đồng thời Bulgaria và Romania sẽ nhận khí đốt từ Hy Lạp. Ngoài ra còn có hai dự án nhằm cải thiện nguồn cung khí đốt giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.

EC đã xác định tất cả các phương án trong khuôn khổ chiến lược về tiếp nhận, vận chuyển và lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng, là một phần của khái niệm an ninh năng lượng châu Âu. EU đề xuất 9 nước đóng vai trò như “các khu vực năng lượng”, trong trường hợp khủng hoảng, có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các nước láng giềng EU.

Hiện 1/3 nhu cầu khí đốt của EU được đảm bảo bằng nguồn cung khí đốt từ Nga. Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” trong thời gian tới sẽ tiếp tục là nguyên nhân gây chia rẽ các nước châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.